• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Chương trình MTQG DTTS&MN
    • Chuyển đổi số
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Chương trình MTQG DTTS&MN
    • Chuyển đổi số
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý

Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Tiếp tục giữ định mức cũ (Bài 1)

Ban Dân tộc Phú Yên bởi Ban Dân tộc Phú Yên
17/11/2023
A A
0

Khác với chính sách giao đất giao rừng, chính sách khoán bảo vệ rừng khuyến khích người dân, cộng đồng sinh sống ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Giai đoạn 2021 – 2025, chính sách này được tích hợp vào Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719), tại Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì.

 

Mặc dù thời gian thực hiện chỉ còn hơn 2 năm, nhưng nhiều bất cập cũ trong việc triển khai chính sách cho người nhận khoán bảo vệ rừng chưa được giải quyết, ngoài ra còn phát sinh thêm những vướng mắc mới, đòi hỏi phải sớm điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.

Trước khi được tích hợp vào Chương trình MTQG 1719, chính sách khoán bảo vệ rừng được triển khai theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015. Bất cập về định mức hỗ trợ người nhận khoán, bảo vệ rừng quá thấp đã được chỉ ra, nhưng vẫn được tiếp tục được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT khi triển khai Tiểu dự án 1.

Chính sách khoán bảo vệ rừng huy động sự tham gia của người dân cùng lực lượng chức năng duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng.

Hạn mức vẫn thấp

Theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2020, hộ đồng bào DTTTS, hộ dân tộc Kinh nghèo, cộng đồng dân cư ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi là đối tượng được thụ hưởng chính sách khoán bảo vệ rừng. Theo quy định, mỗi hộ tối đa được nhận khoán 30ha, tiền nhận khoán được hỗ trợ là 400 nghìn đồng/ha/năm.

Sau khi Nghị định số 75/2015/NĐ-CP hết hiệu lực (năm 2020), chính sách này được tích hợp vào Chương trình MTQG 1719, thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 3 theo đề xuất của Bộ NN&PTNT. Ngày 20/9/2022, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT, trong đó có hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1 (Chương IV của Thông tư 12).

Theo đó, Bộ N&PTNT giữ nguyên định mức nhận khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015. Vì vậy, ở nhiều địa phương, các đối tượng thụ hưởng không mấy mặn mà, tiến độ giao khoán rất chậm.

Đơn cử tại tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có hơn 244.000 ha có rừng, trong đó hơn 213.000 ha thuộc quy hoạch 3 loại rừng và hơn 31.000 ha nằm ngoài quy hoạch có thể giao khoán. Nhưng tính đến giữa tháng 10/2023, toàn tỉnh mới có 335 hộ gia đình đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng theo chính sách của Tiểu dự án 1, với tổng diện tích lập hồ sơ thiết kế hơn 9.480ha; trong đó huyện Khánh Sơn có 18 hộ, huyện Khánh Vĩnh có 38 hộ… Một trong những nguyên nhân khiến người dân chưa quan tâm nhận khoán, là do kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng ở mức 400 nghìn đồng/ha/năm là thấp.

Chính sách khoán bảo vệ rừng góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân làm nghề rừng.

Mới đây (ngày 13 và ngày 17/10/2023), qua giám sát của HĐND tỉnh về chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh”, tại huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh, bà Lê Thị Mai Liên – Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa, đã đề nghị Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân đăng ký tham gia nội dung của Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh. Từ đó, giúp các địa phương miền núi của tỉnh phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân.

Nguy cơ hoàn trả ngân sách

Bấp cập về định mức khoán bảo vệ rừng cho người dân ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được Ủy ban Dân tộc (UBDT) chỉ ra từ nhiều năm nay. Gần đây nhất, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao về việc rà soát chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, UBDT đã có Báo cáo số 1533/BC-UBDT ngày 11/11/2020, trong đó, chỉ ra quy định không còn phù hợp với thực tiễn về định mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.

“Với mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng 400 nghìn đồng/ha/năm và hạn mức nhận khoán tối đa 30ha, thì một hộ gia đình nhận khoán chỉ được nhận tối đa 12 triệu đồng/năm. Nếu trung bình mỗi hộ nhận khoán bảo vệ 10ha, thì thu nhập từ nhận khoán chỉ 4 triệu đồng/năm. Mức hỗ trợ nhận khoán này còn thấp, mới chỉ góp phần trong thu nhập của người dân”, UBDT chỉ rõ trong Báo cáo số 1533/BC-UBDT.

Trong báo cáo này, UBDT kiến nghị, cần xây dựng, ban hành nghị định thay thế Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, với những định mức hỗ trợ cao hơn. Được biết, từ năm 2021, Bộ NN&PTNT đã xây dựng, hoàn thiện Nghị định một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó, có chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng.

Ngày 13/8/2021, Bộ NN&PTNT đã có Tờ trình số 5144/TTr-BNN-TCLN gửi Chính phủ xem xét, ban hành, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có nghị định mới thay thế Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.

Tính đến giữa tháng 10/2023, toàn tỉnh Khánh Hòa có 335 hộ gia đình đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng theo chính sách của Tiểu dự án 1. (Trong ảnh: Lực lượng chức năng và người dân xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn tuần tra bảo vệ rừng – Nguồn ảnh: baokhanhhoa.vn)

Định mức hỗ trợ thấp đang dẫn đến tâm lý so sánh của các đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách nhận khoán bảo vệ rừng, dẫn đến nguy cơ các địa phương khó giải ngân vốn thuộc Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3 – Chương trình MTQG 1719.

Đơn cử như tỉnh Lai Châu, trong kiến nghị gửi Bộ NN&PTNT, tỉnh này phản ánh, một số nội dung chi hỗ trợ khoán bảo vệ rừng thuộc Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3 – Chương trình MTQG 1719 đã được địa phương chi trả từ nguồn dịch vụ môi trường rừng, với mức cao hơn. Từ thực tế đó, địa phương sẽ không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn sự nghiệp thuộc Dự án 3 Trung ương giao cho địa phương.

Về vấn đề này, trong Công văn số 1755/BNN-TCLN ngày 23/3/2023 của Bộ NN&PTNT trả lời kiến nghị của các địa phương liên quan đến hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1, Bộ NN&PTNT cho biết, việc phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1, đề nghị địa phương thực hiện đảm bảo theo đúng các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung hỗ trợ, theo đúng các định mức, cơ chế, chính sách hiện hành, đảm bảo không chồng chéo và trùng lặp với các nguồn kinh phí, thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan.

Theo quy định hiện hành, nếu trung bình mỗi hộ nhận khoán bảo vệ 10ha rừng thì thu nhập từ nhận khoán chỉ 4 triệu đồng/năm. (Ảnh minh họa)

“Đề nghị địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát các chỉ tiêu nhiệm vụ, phân bổ, sử dụng kinh phí trên địa bàn địa phương để thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3. Trường hợp không còn chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện, đề nghị hoàn trả lại ngân sách theo đúng quy định”, Bộ NN&PTNT cho hay.

Thực tế, việc thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng không chỉ để bảo vệ, phát triển rừng, mà là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người dân ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, để không phải “hoàn trả ngân sách nhà nước” chỉ vì định mức hỗ trợ thấp, người dân không mặn mà, thì Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan cần nghiên cứu điều chỉnh; trong đó cần sớm ban hành nghị định thay thế Nghị định số 75/2015/NĐ-CP theo hướng bảo đảm thu nhập từ rừng trở thành nguồn thu nhập chính cho những gia đình, cộng đồng sinh sống dựa vào rừng.

Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 đặt mục tiêu tạo việc làm, thu nhập cho người dân làm nghề rừng; hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững tại vùng đồng bào DTTS và miền núi… Dự kiến nhu cầu vốn để thực hiện Tiểu dự án 1 là hơn 13.835 tỷ đồng. Dự án do Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn thực hiện.

(Theo baodantoc.vn)

Bài viết trước

Xây dựng xã hội học tập và thúc đẩy học tập suốt đời

Bài tiếp theo

Các thầy, cô giáo là những “nghệ sĩ” tô thắm bức tranh tươi đẹp ở vùng cao

Đọc tiếp các Bài viết

Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dùng mạng xã hội
Tin tức - Sự kiện

Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dùng mạng xã hội

23/11/2023
Giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đảm bảo lợi ích cho người tham gia BHYT
Tin tức - Sự kiện

Giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đảm bảo lợi ích cho người tham gia BHYT

23/11/2023
Bên kia bờ ảo vọng
Tin tức - Sự kiện

Bên kia bờ ảo vọng

23/11/2023
Hướng dẫn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Tin tức - Sự kiện

Hướng dẫn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

23/11/2023
Tư duy mới về du lịch nông thôn dựa trên sức sống cộng đồng và bản sắc văn hóa các dân tộc
Tin tức - Sự kiện

Tư duy mới về du lịch nông thôn dựa trên sức sống cộng đồng và bản sắc văn hóa các dân tộc

23/11/2023
Nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS: Xác định vị trí việc làm cho giáo viên (Bài 2)
Tin tức - Sự kiện

Nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS: Xác định vị trí việc làm cho giáo viên (Bài 2)

23/11/2023
Bài tiếp theo
Các thầy, cô giáo là những “nghệ sĩ” tô thắm bức tranh tươi đẹp ở vùng cao

Các thầy, cô giáo là những "nghệ sĩ" tô thắm bức tranh tươi đẹp ở vùng cao

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dùng mạng xã hội

Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dùng mạng xã hội

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đảm bảo lợi ích cho người tham gia BHYT

Giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đảm bảo lợi ích cho người tham gia BHYT

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Bên kia bờ ảo vọng

Bên kia bờ ảo vọng

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Hướng dẫn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Hướng dẫn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Tư duy mới về du lịch nông thôn dựa trên sức sống cộng đồng và bản sắc văn hóa các dân tộc

Tư duy mới về du lịch nông thôn dựa trên sức sống cộng đồng và bản sắc văn hóa các dân tộc

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS: Xác định vị trí việc làm cho giáo viên (Bài 2)

Nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS: Xác định vị trí việc làm cho giáo viên (Bài 2)

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Giải cơn khát vốn giải quyết việc làm

Giải cơn khát vốn giải quyết việc làm

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/11/2023
0

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri vùng DTTS và miền núi

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri vùng DTTS và miền núi

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/11/2023
0

Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Chờ nghị định mới (Bài cuối)

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/11/2023
0

Chuyển đổi số để phát triển nông nghiệp bền vững

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/11/2023
0

trang thông tin điện tử ban dân tộc tỉnh phú yên

 Địa chỉ: 76 Lê Duẩn, Phường 7, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
 Điện thoại: 0257 3841 717 - 0257 3841 126 | Fax: 0257 3841 126
 Email: bdt@phuyen.gov.vn
 Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế web bởi FC Media