Vừa đi chuyến CàMau về, giữa tháng 11/1964, Thuyền trưởng HồĐắc Thạnh được chỉhuy gọi lên giao nhiệm vụđưa 63 tấn vũ khítăng cường cho chiến trường PhúYên.Ông mừng đến run người, vìđây làchuyến tàu đầu tiên vềquênhà, góp sức mình cho chiến trường PhúYên. Vềphía bến, được tin trungương sẽchi viện vũ khívận chuyển bímật bằng đường biển, ai cũng vui mừng khôn xiết. Tàu thìquyết tâm cho hải trình an toàn, cập bến thuận lợi. Bến thìchuẩn bịkỹcàng các phươngán đón tàu vàvận chuyển vũ khívềhậu cứ. Thuyền vàbến cũng hạquyết tâm vàkết quảđãlập công đầu với 3 chuyến tàu an toàn tuyệt đối.
Những ngày này, Anh hùng LLVT nhân dân Hồ Đắc Thạnh, nguyên Thuyền trưởng tàu Không số 41 trong lòng lúc nào cũng cảm thấy rạo rực, bồi hồi. Vị thuyền trưởng đã bước qua tuổi 90, xúc động hồi tưởng về một thời gian khổ, hiểm nguy, cách đây 60 năm, chuyến tàu của ông cập bến Vũng Rô, đêm 28/11/1964.
Tàu vềquêhương
Chuyến đi Cà Mau thắng lợi, vừa về đến Hải Phòng ngày 1/11/1964, cán bộ chiến sĩ tàu 41 đang họp rút kinh nghiệm và tranh thủ nghỉ ngơi sau những ngày vật lộn với sóng to gió lớn, thì được lệnh: “Tàu chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới”.
Đã nhiều lần nhận nhiệm vụ, nhưng lần này trong lòng Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh thấy hồi hộp, rộn ràng, vì lần đầu tiên đưa tàu tiếp viện vũ khí về lại quê hương thân yêu, niềm mong ước bấy lâu.
Sau khi nhận nhiệm vụ, cán bộ tàu 41 tập trung nghiên cứu hải đồ, tính toán thủy triều, nhận dạng mục tiêu, tìm hướng đi tránh ra đa cù lao Ré và Chóp Chài. Chuyến tàu lần này, ngoài 60 tấn vũ khí, thủy thủ đoàn còn cócác đồng chí quê Phú Yên: Trần Ngọc Quang, Lê Kim Tự, Lê Xuân quê ở Hòa Hiệp và Trần Mỹ Thành quê Xuân Thịnh… tổng cộng 21 người.
Ngày 16/11/1964, tàu 41 chuẩn bị xuất phát. Các đồng chí Tư lệnh Quân chủng, Đoàn trưởng và Chính ủy đoàn ôm hôn cán bộ chiến sĩ của tàu, động viên: “Đây là bến mới, có thể lực lượng địa phương tổ chức đón và bốc hàng có khó khăn. Để bảo đảm bí mật sử dụng lâu dài bến mới này, thời gian cho phép tàu vào bến khoảng 23-24 giờ và nhất thiết phải rời bến trước 3 giờ sáng. Gặp anh Sáu râu (đồng chí Trần Suyền) và các anh ở bến gửi lời thăm. Siết chặt tay, các đồng chí chỉ huy chúc chúng tôi lên đường thắng lợi”, Anh hùng Hồ Đắc Thạnh bồi hồi nhớ lại.
Sau 12 ngày trên biển chịu đựng sóng gió, tránh tàu tuần tiễu và máy bay của địch, ngày 28/11/1964, tàu chuẩn bị cập bến Vũng Rô. Không khítrên tàu rất khẩn trương và hồi hộp, chuẩn bị cập bến.
Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh nhớ lại: 22 giờ, tàu đã vào trong vòng bán kính ánh sáng của hải đăng Mũi Điện, nhưng lại không nhìn thấy ánh chớp của đèn tín hiệu của bến. Bao nhiêu giả thuyết được đặt ra: Hay là vị trí tàu bị sai lệch? Với linh tính của một người con trở lại vùng biển quê nhà, Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh quả quyết đã vào đúng bến Vũng Rô, vìđã nhìn thấy Mũi Điện, Hòn Nưa, nên thả tàu trôi nhẹ. Khi tàu đã gần bờ, thuyền trưởng đã cho phát ám tín hiệu đèn pin chiếu xuống nước 3 lần.
5 phút. 10 phút trôi qua, vẫn không thấy tín hiệu trả lời. Bình tĩnh, cảnh giác và thận trọng.
Lưới ngụy trang trên các ụ súng được mở ra, sẵn sàng chiến đấu khi cótình huống. Chiếc xuồng ba lá được thả xuống, thuyền phó cùng hai chiến sĩmang theo vũ khí bơi vào phía bờ tìm bắt liên lạc với bến. Bỗng phía bờ có ánh đèn pin chớp lên rồi vụt tắt. Hai bên lúc này mới phát tín hiệu nhận nhau đúng như hiệp đồng. Toàn tàu thật sự yên lòng đã vào đúng bến. Phút gặp gỡ đầu tiên vui mừng xúc động. Tàu và bến ôm chầm lấy nhau, hai hàng nước mắt chảy ròng, nghẹn ngào không nói nên lời. Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh cảm xúc đọc 4 câu thơ:Ôi rất gần mà bấy lâu xa cách/ Chỉ mấy ngày đường vạch giới tuyến chia đôi/ Mà hôm nay tôi đã đến đây rồi/ Bằng con đường Hồ Chí Minh trên biển.
Niềm vui của bến
Thuyền và bến gặp nhau mừng vui khôn xiết. Sau phút xúc động, Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh thông báo: “Theo lệnh cấp trên tàu chỉ được ở lại đến 3 giờ sáng là phải rời khỏi bến”. Bí thư Tỉnh ủy Trần Suyền đang vui, nét mặt chuyển sang lo lắng: Chúng tôi mong ngóng tàu vào từng ngày, nhưng không hình dung con tàu quá lớn, chở đến 63 tấn vũ khí thì làm sao huy động người bốc dỡ kịp để tàu ra!
Chi bộ tàu 41 triệu tập cuộc họp khẩn. “Cho tàu ra ngay trong đêm chờ tối mai lại vào bốc hàng tiếp hoặc ở lại bến ngụy trang thật kín, tối mai bốc hết hàng rồi tàu ra!”. Nhiều ý kiến phân tích thiệt hơn. Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh hít một hơi thật sâu, tĩnh tâm, quyết định: “Tàu ở lại ngụy trang thật kỹ, tối mai ra”.
Thiết kế: TRẦN QUỚI |
Cựu chiến binh Tống Trọng Điểm, Đại đội K60, nhớ lại: “Dưới sự chỉhuy của đồng chí Trần Suyền, lực lượng bảo vệ bến, đơn vị K60 và dân công chặt cây rừng khẩn trương hoàn thành việc ngụy trang, giấu tàu xong lúc 4 giờ sáng. Lệnh sẵn sàng chiến đấu được phát ra, các lực lượng chốt chặn những vị trí cần thiết, phong tỏa chặt các hướng ra vào Vũng Rô và nghiêm cấm việc đốt lửa nấu ăn trong toàn khu vực”.
Lớp ngụy trang tàu liền với núi, địch không thể phát hiện. Đêm xuống, đồng chí Trần Suyền khẩn trương huy động toàn lực chiến sĩ, dân công bốc dỡ hàng trong niềm hân hoan, hy vọng.
2 giờ sáng hàng đã bốc xong. Các chiến sĩ, dân công lại xúc từng bao cát đưa ngược lên tàu để dằn tàu ổn định ra khơi.
Thuyền trưởng, bến trưởng ôm nhau tạm biệt mà nước mắt tuôn trào trong niềm vui của chiến công đón được chuyến tàu đầu tiên. Con tàu vỏ sắt từ từ rời bến Vũng Rô. Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh đưa hai bàn tay làm loa nói vọng vào bờ: “Tàu nẫu ra rồi tàu nẫu lại dô”.
Cú“hat-trick”của Thuyền trưởng HồĐắc Thạnh
Trở lại câu chuyện không nhận được tín hiệu từ bến khi tàu đã vào, thì ra do tổ đón tàu thức đợi nhiều đêm trước đó để trực canh, đến đêm tàu vào thì cả tổ – đều những thanh niên mới lớn – quá mệt, nên ngủ quên cho tới lúc xuồng nhỏ tiếp cận mới giật mình.
Thiếu tá Ngô Văn Định, chiến sĩtrong tổ đón tàu kể: Tổ đón tàu có 4 người, gồm Tiểu đội trưởng Tống Trọng Điểm (hiện nay sống ở phường Hòa Hiệp Trung, TX Đông Hòa), Trần Dưỡng, Trà Văn Hòa và tôi. Tổ cónhiệm vụ nhận và phát tín hiệu (bằng đèn pin), đúng tàu mình thì bơi xuồng nhỏra dắt tàu vào bến và đưa tàu trở ra.
“Tàu đã phát tín hiệu từ lâu mà tổ chúng tôi lại không hay biết, cả nửa giờ sau mới bắt được tín hiệu. Lúc đó chúng tôi vừa mừng vừa lo lắng. Mừng vì đón được tàu, lo vì sự sơ suất của tổ chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ trong hiệp đồng tác chiến, xác định sẵn sàng nhận kiểm điểm, kỷ luật từcấp trên. Nhưng chính sự bao dung của lãnh đạo bến và Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh đã thấu hiểu, nên xem đónhư một “tai nạn” trong công tác. Tôi và cả tổ vô cùng xúc động, hòa vào niềm vui lớn đón tàu vào bến an toàn chi viện vũ khí cho chiến trường, và luôn xem đây là bài học theo suốt cuộc đời binh nghiệp”, thiếu tá Ngô Văn Định bồi hồi nhớ lại.
Sau chiến công đầu tiên, tàu 41 quay về hậu phương lớn miền Bắc, chưa kịp nghỉ ngơi, lại được lệnh trên tiếp tục chuyến thứ hai, thứ ba vào bến Vũng Rô.
Chuyến tàu Không số thứ hai cập Vũng Rô vào lúc 23 giờ đêm 25/12/1964, cũng do Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh chỉ huy. Ngoài vũ khí, đạn dược, thuốc men, chuyến này tàu còn tặng cho bến 3 tấn gạo Tám thơm Hà Nội. Đây là một món quà vô cùng ý nghĩa với bộ đội địa phương trong những tháng năm vô cùng khó khăn, ác liệt, khi bộ đội phải ăn củ, quả rừng để chiến đấu, dù ở ngay vựa lúa Tuy Hòa. Ngoài ra, chuyến tàu này tiếp tục tăng cường cho bến Vũng Rô nguồn nhân lực, gồm các đồng chí: Nguyễn Bá Võ, Lê Đình Kiến, Nguyễn Đình Long, Nguyễn Trúc Khuê.
Chuyến tàu Không số thứ ba, vẫn trung tá Hồ Đắc Thạnh làm thuyền trưởng cập bến an toàn lúc 24 giờ đêm 1/2/1965. Ngoài vũ khí, tàu còn chở các đồng chí: Hồ Thanh Bình (sau là Đại đội trưởng K60), Phạm Ân, Dương Văn Kính (quê Quảng Nam) và đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh (quê Phú Yên) tăng cường cho bến để thành lập đơn vị K60 theo chỉ thị của cấp trên. Chuyến tàu thứ ba với kỷ niệm không thể nào phai mờ đó là chiến sĩ trên tàu và bến đã cùng nhau đón giao thừa tết cổ truyền Ất Tỵ (1965) trong niềm vui mừng hoàn thành nhiệm vụ an toàn với niềm tin đến ngày thắng lợi cuối cùng.
(Theo baophuyen.vn)