• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Chương trình MTQG DTTS&MN
    • Chuyển đổi số
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Chương trình MTQG DTTS&MN
    • Chuyển đổi số
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý

Chuyển đổi số giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế

Ban Dân tộc Phú Yên bởi Ban Dân tộc Phú Yên
10/03/2023
A A
0
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chuyển đổi số vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là cơ hội để tiến nhanh, tiến xa hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế-xã hội. Chuyển đổi số là cơ hội lớn để chị em phụ nữ nắm bắt nhanh chóng thông tin tình hình thị trường tiếp cận với các mô hình kinh doanh mới, thị trường mới và cơ hội việc làm mới. Chuyển đổi số cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ trong giao dịch thương mại, tiếp cận khách hàng, quản lý hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, mở ra không gian phát triển, tạo ra các giá trị mới.
Chị Lê Thị Năm (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) dùng công nghệ số để giới thiệu và bán sản phẩm. (Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam)
Chị Lê Thị Năm (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) dùng công nghệ số để giới thiệu và bán sản phẩm. (Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam)

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang lan tỏa tới vùng sâu, vùng xa, không chỉ giúp hội viên, phụ nữ tiếp cận thông tin mà còn thu hẹp khoảng cách vùng miền. Có thể thấy, nguồn lực hàng nông sản tại các tỉnh vùng cao là rất đa dạng, tiềm năng, nhưng việc tìm đầu ra cho sản phẩm luôn là thách thức, trở ngại lớn. Việc đưa sản phẩm lên các kênh mạng xã hội, thương mại điện tử đã mở ra hướng đi mới trong công tác giảm nghèo bền vững.

Đây là cơ hội để chị em hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm vượt qua khuôn khổ chợ truyền thống, tham gia vào mạng lưới kinh doanh online, tạo động lực cho họ tự tin phát triển kinh tế, mang lại thu nhập ổn định làm giàu cho bản thân mình và cộng đồng.

Thực tế cho thấy, sự chuyển biến rõ nét nhất trong cách làm của các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch kết hợp với các sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ mới thúc đẩy bán hàng trên không gian mạng, tiếp cận, tìm kiếm việc làm… Việc bán hàng trên mạng thật sự thuận tiện, các sản phẩm của hội viên, phụ nữ được nhiều người biết đến, không chỉ ở địa phương mà trên cả nước, từ đó, giá trị của sản phẩm được nâng cao, kinh tế gia đình cải thiện. Đây cũng là cách thức giúp nhiều hội viên khởi nghiệp thành công.

Đối với mỗi cán bộ hội phụ nữ, công nghệ số được sử dụng như một phương tiện đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động, thu hút hội viên, phụ nữ; nhiều người còn lập nhóm trên mạng xã hội để sinh hoạt chi hội. Thay vì đi từng nhà vận động, tuyên truyền, thông qua zalo nhóm, hội viên có thể cập nhật các thông tin về thời gian sinh hoạt chi hội, thông tin tuyên truyền, vận động, các phong trào ngay lập tức. Việc tiếp cận thông tin một cách đa dạng, qua đó có thể lồng ghép tuyên truyền các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Nắm rõ được cơ hội của chuyển đổi số, chiến lược phát triển Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định: Phát triển bền vững tổ chức Hội bao hàm sự phát triển, đổi mới sáng tạo, lấy việc ứng dụng công nghệ làm cơ sở, điều kiện, tiền đề để Hội đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động.

Năm 2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế đến năm 2030, trong đó xác định: Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong kinh tế số là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực kinh tế.

Tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã xác định: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội” là khâu đột phá quan trọng trong giai đoạn tới, nhằm giúp hội viên, phụ nữ và tổ chức Hội tận dụng được cơ hội của chuyển đổi số, và tích cực tham gia vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Để hỗ trợ phát triển tư duy và nâng cao kỹ năng thời kinh tế số cho hội viên, phụ nữ, thời gian qua, nhiều chương trình tập huấn, hỗ trợ nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi tư duy thời kinh tế số đã được thực hiện tại các địa phương nhằm giúp các cán bộ hội phụ nữ, các nữ lãnh đạo, các doanh nhân nữ và hội viên, phụ nữ nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ số, tăng cường hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong tham mưu, chỉ đạo, điều hành và triển khai nhiệm vụ.

Các cấp hội tập trung hỗ trợ phụ nữ tiếp cận kinh tế số gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình, bán hàng trên nền tảng công nghệ số, kết nối, xúc tiến thương mại điện tử nhằm quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm do phụ nữ làm ra, cung ứng trong và ngoài địa phương. Hội viên, phụ nữ có thêm kiến thức, kỹ năng trong việc vận dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện thu nhập, chất lượng cuộc sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

(Theo nhandan.vn)

Bài viết trước

Năm 2023: Phú Yên xây dựng 1.000 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo, gia đình chính sách

Bài tiếp theo

Tuổi trẻ số hóa di tích lịch sử, quảng bá văn hóa, du lịch

Đọc tiếp các Bài viết

Đẩy mạnh thực hiện Đề án 06, thúc đẩy chuyển đổi số
Chuyển đổi số

Đẩy mạnh thực hiện Đề án 06, thúc đẩy chuyển đổi số

06/03/2023
Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Chuyển đổi số

Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

16/11/2022
Bài tiếp theo
Tuổi trẻ số hóa di tích lịch sử, quảng bá văn hóa, du lịch

Tuổi trẻ số hóa di tích lịch sử, quảng bá văn hóa, du lịch

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào DTTS số giai đoạn 2023-2027

Phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào DTTS số giai đoạn 2023-2027

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
31/03/2023
0

Lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá đất nước

Lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá đất nước

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
31/03/2023
0

“Thời cơ vàng” cho du lịch vùng DTTS và miền núi

“Thời cơ vàng” cho du lịch vùng DTTS và miền núi

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
31/03/2023
0

Nặng lòng khúc hát quê hương

Nặng lòng khúc hát quê hương

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
30/03/2023
0

Tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh: Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh: Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
30/03/2023
0

Gỡ “nút thắt” cho y tế vùng đồng bào DTTS và miền núi

Gỡ “nút thắt” cho y tế vùng đồng bào DTTS và miền núi

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
30/03/2023
0

Kỹ sư trẻ với ước mơ ‘bay cao’ cùng nông nghiệp Việt

Kỹ sư trẻ với ước mơ ‘bay cao’ cùng nông nghiệp Việt

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
29/03/2023
0

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
29/03/2023
0

Đợt chiếu phim lưu động mang nhiều ý nghĩa

Đợt chiếu phim lưu động mang nhiều ý nghĩa

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
29/03/2023
0

Chung tay bảo vệ rừng

Chung tay bảo vệ rừng

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
28/03/2023
0

trang thông tin điện tử ban dân tộc tỉnh phú yên

 Địa chỉ: 76 Lê Duẩn, Phường 7, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
 Điện thoại: 0257 3841 717 - 0257 3841 126 | Fax: 0257 3841 126
 Email: bdt@phuyen.gov.vn
 Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế web bởi FC Media