• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Chương trình MTQG DTTS&MN
    • Chuyển đổi số
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Chương trình MTQG DTTS&MN
    • Chuyển đổi số
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý

Cô gái Tày khởi nghiệp với nông sản địa phương

Ban Dân tộc Phú Yên bởi Ban Dân tộc Phú Yên
30/11/2022
A A
0
Chị Bế Thị Nga (bên trái) giới thiệu sản phẩm mắc ca sấy cho khách hàng. Ảnh: NGỌC LY

Chỉ mới xuất hiện trên thị trường hơn một năm nay, nhưng các sản phẩm mắc ca mang thương hiệu Mắc ca Đất Phú do chị Bế Thị Nga, người dân tộc Tày sinh năm 1991 ở thôn Tân Lập, xã Ea Ly (huyện Sông Hinh) sản xuất đã khẳng định uy tín với khách hàng. Mong muốn của chị Nga là mở ra hướng phát triển bền vững, nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương.

 

Mạnh dạn khởi nghiệp

 

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, từ nhỏ, chị Nga đã phụ giúp cha mẹ việc ruộng rẫy. Lớn lên, Bế Thị Nga nhận ra sự vất vả, thiệt thòi của người nông dân, khi họ chỉ biết trồng trọt, thu hoạch sản phẩm bán cho thương lái, chịu cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa… Từ đó, chị ấp ủ kế hoạch khai thác nguồn nông sản sẵn có tại địa phương để chế biến thành sản phẩm bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

 

Năm 2018, chị Nga bắt đầu tìm hiểu về quy trình chế biến hạt mắc ca. Chị vay 80 triệu đồng đầu tư mua 2 máy sấy, 2 máy tách vỏ, 1 máy hút chân không để chế biến hạt mắc ca sấy nứt. Nguyên liệu từ sản lượng mắc ca trồng trong vườn của gia đình và thu gom từ các hộ trồng mắc ca trên địa bàn xã.

 

Theo chị Nga, quy trình chế biến hạt mắc ca không khó, nhưng đòi hỏi sự công phu trong từng công đoạn. Mắc ca sau khi mua về sẽ được phân loại để chọn hạt có độ đồng đều cao; sấy sơ qua để bảo quản rồi mới sấy chín. Hạt sấy xong sẽ được cắt nứt và soi kỹ qua bóng đèn để loại bỏ những hạt bị đốm đen do bảo quản không đúng cách. Để hạt mắc ca được ngon và giòn, chị Nga chọn phương pháp sấy rồi mới cắt nứt. Với phương pháp này, sản lượng mắc ca hao hụt nhiều, nhưng cho hạt thành phẩm trắng đều, thơm ngon và giữ được hàm lượng dinh dưỡng.

 

Thời gian đầu, việc khởi nghiệp của cô gái 9X không mấy suôn sẻ. Những mẻ mắc ca đầu tiên, khi thì cháy, khi bị vỡ gần hết. Rồi những hạt nhìn ngoài rất đẹp nhưng bên trong bị đốm màu. Dù lỗ vốn nhưng chị vẫn kiên trì với ý tưởng khởi nghiệp này. Cứ như vậy, dần dần chị rút ra được kinh nghiệm và bí quyết cho riêng mình. Đến nay, sản phẩm của cơ sở Mắc ca Đất Phú được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng.

 

Nâng cao giá trị nông sản địa phương

 

Với máy móc sẵn có, chị mở rộng thu mua, sản xuất nhiều sản phẩm khác nữa như chuối sấy, granola (ngũ cốc hỗn hợp), tinh bột nghệ… được người tiêu dùng ưa chuộng. Bình quân, mỗi năm cơ sở Mắc ca Đất Phú sản xuất và tiêu thụ khoảng 2 tấn mắc ca, 300kg tinh bột nghệ, 700kg granola, 300kg chuối sấy…

 

đạt doanh thu hơn 250 triệu đồng. Trừ chi phí, mỗi năm cơ sở của chị Nga thu lợi nhuận hơn 120 triệu đồng. Bên cạnh kênh tiêu thụ chính là bán hàng online và bán lẻ, chị Nga còn ấp ủ đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi nhằm tăng cường quảng bá và nâng cao giá trị nông sản của địa phương.

 

Chị Bế Thị Nga chia sẻ: Ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp, gia đình, bè bạn tôi đều ngăn cản vì đây là con đường rất khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, khi xác định theo đuổi giấc mơ nông nghiệp sạch, tôi đã sẵn sàng đương đầu với những thử thách. Ngoài làm kinh tế, tôi mong muốn tạo dựng được một sản phẩm đặc trưng của quê hương, để khi nhắc đến mắc ca, người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ea Ly.

 

Chị Nguyễn Thị Nga, một khách hàng thường xuyên mua hàng của chị Bế Thị Nga, cho biết: Chứng kiến quá trình khởi nghiệp của chị Nga, tôi rất khâm phục sự nỗ lực, chịu khó của cô gái trẻ này. Để ủng hộ sản phẩm của địa phương, tôi không chỉ mua cho gia đình mình sử dụng, mà còn giới thiệu nhiều bạn bè, người thân dùng thử. Ai cũng thích sản phẩm mắc ca sấy của cơ sở Mắc ca Đất Phú.

 

Theo chị Đàm Thị Na, Chủ tịch Hội LHPN xã Ea Ly, hiện nay xu thế sử dụng nông sản sạch ngày càng phổ biến. Các sản phẩm nông sản chế biến của chị Bế Thị Nga đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài phát triển kinh tế, sản phẩm của cơ sở này còn góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản địa phương.

 

Khởi nghiệp với các sản phẩm nông sản tiêu biểu của quê hương, chị Bế Thị Nga đã góp phần nâng tầm giá trị cây mắc ca của vùng đất Sông Hinh, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững.

 

Chị Đàm Thị Na, Chủ tịch Hội LHPN xã Ea Ly

(Theo baophuyen.com.vn)

Bài viết trước

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc, miền núi

Bài tiếp theo

Thẩm tra các chương trình, chính sách dân tộc, miền núi

Đọc tiếp các Bài viết

Cô giáo trẻ vùng cao năng động, sáng tạo
Mô hình - Gương điển hình

Cô giáo trẻ vùng cao năng động, sáng tạo

03/11/2022
Bé gái dân tộc Vân Kiều của Việt Nam được trao quyền Đại sứ Thụy Điển
Mô hình - Gương điển hình

Bé gái dân tộc Vân Kiều của Việt Nam được trao quyền Đại sứ Thụy Điển

12/10/2022
Nghề đan đát truyền thống ở Suối Trai
Cộng đồng

Nghề đan đát truyền thống ở Suối Trai

04/10/2022
Công tác tuyên truyền miệng của Đảng trong thời đại 4.0 (kỳ 2)
Mô hình - Gương điển hình

Công tác tuyên truyền miệng của Đảng trong thời đại 4.0 (kỳ 2)

27/09/2022
Ma Hia hết lòng vì buôn làng
Mô hình - Gương điển hình

Ma Hia hết lòng vì buôn làng

28/06/2022
Hiệu quả từ những vườn mẫu nông thôn mới ở Phú Yên
Mô hình - Gương điển hình

Hiệu quả từ những vườn mẫu nông thôn mới ở Phú Yên

07/06/2022
Bài tiếp theo
Thẩm tra các chương trình, chính sách dân tộc, miền núi

Thẩm tra các chương trình, chính sách dân tộc, miền núi

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Phú Yên đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh Đập Đồng Cam

Phú Yên đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh Đập Đồng Cam

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
30/01/2023
0

Sử thi- báu vật của buôn làng

Sử thi- báu vật của buôn làng

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
19/01/2023
0

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhân dịp Xuân Quý Mão

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhân dịp Xuân Quý Mão

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
19/01/2023
0

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022, sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022, sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
04/01/2023
0

Nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của phụ nữ

Nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của phụ nữ

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
04/01/2023
0

Đoàn kết, đồng lòng, vượt mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2023

Đoàn kết, đồng lòng, vượt mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2023

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/01/2023
0

Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) từ 3/1/2023 – 15/3/2023

Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) từ 3/1/2023 – 15/3/2023

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/01/2023
0

Phục dựng lễ cúng bến nước của đồng bào Ê Đê

Phục dựng lễ cúng bến nước của đồng bào Ê Đê

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/01/2023
0

Khát khao chấn hưng văn hóa dân tộc trong năm 2023

Khát khao chấn hưng văn hóa dân tộc trong năm 2023

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/01/2023
0

Câu chuyện của cô bé người Mông giúp phim Việt lọt top 15 đề cử Oscar

Câu chuyện của cô bé người Mông giúp phim Việt lọt top 15 đề cử Oscar

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
29/12/2022
0

trang thông tin điện tử ban dân tộc tỉnh phú yên

 Địa chỉ: 76 Lê Duẩn, Phường 7, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
 Điện thoại: 0257 3841 717 - 0257 3841 126 | Fax: 0257 3841 126
 Email: bdt@phuyen.gov.vn
 Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế web bởi FC Media