• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Chương trình MTQG DTTS&MN
    • Chuyển đổi số
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Chương trình MTQG DTTS&MN
    • Chuyển đổi số
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý

Nghề đan đát truyền thống ở Suối Trai

Ban Dân tộc Phú Yên bởi Ban Dân tộc Phú Yên
04/10/2022
A A
0
Hội thi nghề đan đát truyền thống tại ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc xã Suối Trai. Ảnh: THIÊN LÝ

Suối Trai là xã miền núi của huyện Sơn Hòa với đa số người Ê Đê sinh sống. Cùng với ẩm thực, trang phục và âm nhạc cồng chiêng, nghề đan đát truyền thống của người Ê Đê nơi đây cũng góp phần tạo nên sắc màu văn hóa riêng biệt, được lưu giữ cho đến ngày nay.

 

Gia đình ma Núi ở thôn Hoàn Thành là một trong những gia đình lưu giữ nghề đan đát truyền thống của người Ê Đê. Những vật dụng được tạo ra bởi đôi tay khéo léo của người đàn ông 63 tuổi này như gùi, thúng, nia… được nhiều người dân địa phương đặt hàng.

 

Nghề của ông cha

 

Vừa nói chuyện, hai bàn tay ma Núi vẫn thoăn thoắt dùng sợi lát mềm và chiếc dùi nhỏ để đan gùi. Ông kể: “Ngày xưa, đồng bào Ê Đê quanh năm làm rẫy để sinh sống nên rất cần những dụng cụ sản xuất và sinh hoạt bằng mây, tre đan. Từ nhỏ, tôi thường đi theo những người lớn tuổi vào rừng kiếm vật liệu về đan gùi, đan nong, nia… Thấy tôi ham học hỏi nên các già đã chỉ dạy tường tận cách đan các vật dụng bằng mây, tre này”.

 

Theo ma Núi, để làm ra các sản phẩm đan đát truyền thống, phải qua nhiều công đoạn thủ công, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ, bắt đầu từ việc vào rừng chọn nguyên liệu, sau đó chẻ sợi, phơi khô rồi mới đan. Ở khâu chọn nguyên liệu, mây và tre phải chọn những cây thẳng, dài để khi đan không phải nối nhiều đoạn và phải là những cây có ít nhất từ một năm tuổi trở lên, vì những cây non quá sẽ giòn, dễ gãy; tiếp đến là công đoạn chẻ nan, chuốt nan. Dao dùng chuốt nan không được quá sắc hoặc quá cùn. Chẻ nan, chuốt nan đòi hỏi làm sao cho nan mềm, nhẵn, đều để khi đan sẽ không bị kẽ hở, như vậy sản phẩm mới chắc, bền, đẹp.

 

Được xem là người đan đát giỏi ở buôn Thống Nhất, ông Nay Quý chia sẻ: “Lúc 13 tuổi, tôi được cha dạy nghề đan đát. Ông dạy tôi cách chuốt từng sợi mây, thanh tre, nan lồ ô; đến từng công đoạn luồn mây quai gùi, lận nan tre, lồ ô để làm vành nia, thúng, giỏ gà; nứt từng sợi mây khéo léo để vành đai gùi tròn trịa, chân gùi cân xứng hài hòa. Cha tôi bảo, làm chiếc gùi đẹp để người con gái mang lên vai thêm duyên dáng”.

 

Người đàn ông tuổi 42 này đan vật dụng trong gia đình cho bà con ở địa phương và chỉ trao đổi bằng hiện vật. Cụ thể, một cái gùi lớn bằng hai con gà, một cái rổ lồ ô bằng 1kg cá khô, hay một cái nong, nia đan bằng tre đổi lấy 20kg lúa… Lâu lâu, có vài người ngoài xã đặt mua một cái gùi lớn đựng chừng 15kg lúa thì ông lấy 300.000 đồng, một cái gùi nhỏ dùng để trang trí làm cảnh trong nhà, ông lấy 200.000 đồng. Ông Nay Quý bật mí: “Đối với đồng bào dân tộc Ê Đê, chiếc gùi còn là vật dụng chứa đựng tài sản như: cong (vòng tay), kiềng, ênh thổ cẩm… Chiếc gùi đan rất công phu, chọn nguyên vật liệu thật kỹ. Mây phải mây mật, lồ ô già chẻ ra đem ngâm nước bùn hơn một tháng, sau đó vớt lên hong lửa. Làm như vậy chiếc gùi dùng vài chục năm vẫn còn tốt, giá trị chiếc gùi này có thể đổi lấy một con heo 40-50kg”.

 

Không để mai một

 

Là một trong số ít người của thôn Xây Dựng còn giữ được nghề đan đát truyền thống, ma Ber chia sẻ: “Tôi biết đan đát từ khi còn thiếu niên. Thời đó, nhiều người trong thôn cũng biết đan đát phục vụ gia đình và người dân trong vùng. Nhưng bây giờ, cả thôn chỉ còn vài người giữ nghề đan đát. Thế hệ trẻ bây giờ không mấy mặn mà, chẳng ai muốn học nghề này vì nó nhọc công, sản phẩm làm ra không phải là hàng hóa bán được nhiều tiền. Mai này không biết có còn ai giữ nghề đan đát truyền thống này nữa không?”.

 

Nghề đan đát truyền thống giúp đồng bào dân tộc Ê Đê giữ được bản sắc dân tộc. Đặc biệt, việc sử dụng những sản phẩm từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên giúp hạn chế sử dụng các sản phẩm bằng nhựa, góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường. Theo ông Kpă Y Hôn, Chủ tịch UBND xã Suối Trai, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xác định việc khôi phục và bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế. Dù nỗ lực gìn giữ nghề đan đát truyền thống, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn bởi những người có kinh nghiệm thì tuổi đã cao, trong khi giới trẻ lại không mặn mà học nghề.

 

“Thời gian tới, xã Suối Trai tiếp tục tuyên truyền về tầm quan trọng trong việc bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc để người dân tích cực tham gia bảo tồn, lưu giữ, phát huy. Đồng thời quan tâm hơn nữa đến việc truyền nghề, dạy nghề cho những người trong độ tuổi lao động, thanh thiếu niên để nghề đan đát không bị mai một”, ông Kpă Y Hôn nhấn mạnh.

(Theo baophuyen.com.vn)

Bài viết trước

Bão số 4 giật trên cấp 17, cảnh báo có mưa rất to

Bài tiếp theo

Triển vọng giống lúa chất lượng cao cho nông dân miền núi

Đọc tiếp các Bài viết

Phục dựng lễ cúng bến nước của đồng bào Ê Đê
Cộng đồng

Phục dựng lễ cúng bến nước của đồng bào Ê Đê

03/01/2023
Sức sống Ea Ly
Cộng đồng

Sức sống Ea Ly

23/12/2022
Sức hút Câu lạc bộ Hát then xã Ea Ly
Cộng đồng

Sức hút Câu lạc bộ Hát then xã Ea Ly

14/12/2022
Hiệu quả từ chính sách đúng, cách làm đúng
Chính sách dân tộc

Hiệu quả từ chính sách đúng, cách làm đúng

01/12/2022
Cô gái Tày khởi nghiệp với nông sản địa phương
Mô hình - Gương điển hình

Cô gái Tày khởi nghiệp với nông sản địa phương

30/11/2022
Lồng ghép tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Cộng đồng

Lồng ghép tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

25/11/2022
Bài tiếp theo
Triển vọng giống lúa chất lượng cao cho nông dân miền núi

Triển vọng giống lúa chất lượng cao cho nông dân miền núi

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Phú Yên đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh Đập Đồng Cam

Phú Yên đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh Đập Đồng Cam

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
30/01/2023
0

Sử thi- báu vật của buôn làng

Sử thi- báu vật của buôn làng

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
19/01/2023
0

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhân dịp Xuân Quý Mão

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhân dịp Xuân Quý Mão

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
19/01/2023
0

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022, sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022, sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
04/01/2023
0

Nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của phụ nữ

Nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của phụ nữ

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
04/01/2023
0

Đoàn kết, đồng lòng, vượt mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2023

Đoàn kết, đồng lòng, vượt mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2023

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/01/2023
0

Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) từ 3/1/2023 – 15/3/2023

Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) từ 3/1/2023 – 15/3/2023

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/01/2023
0

Phục dựng lễ cúng bến nước của đồng bào Ê Đê

Phục dựng lễ cúng bến nước của đồng bào Ê Đê

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/01/2023
0

Khát khao chấn hưng văn hóa dân tộc trong năm 2023

Khát khao chấn hưng văn hóa dân tộc trong năm 2023

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/01/2023
0

Câu chuyện của cô bé người Mông giúp phim Việt lọt top 15 đề cử Oscar

Câu chuyện của cô bé người Mông giúp phim Việt lọt top 15 đề cử Oscar

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
29/12/2022
0

trang thông tin điện tử ban dân tộc tỉnh phú yên

 Địa chỉ: 76 Lê Duẩn, Phường 7, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
 Điện thoại: 0257 3841 717 - 0257 3841 126 | Fax: 0257 3841 126
 Email: bdt@phuyen.gov.vn
 Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế web bởi FC Media