• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý

Ông La Lang Tiến nêu gương người đứng đầu

Ban Dân tộc Phú Yên bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/06/2022
A A
0
Thứ Sáu, 03/06/2022 11:00 SA
Ông La Lang Tiến (bìa phải) cùng Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Sơn Định (thứ hai từ phải qua) thăm phân trường Hòa Ngãi mới. Ảnh: NGÔ XUÂN

Với mong muốn các cháu học sinh có một ngôi trường mới để theo đuổi con chữ trên vùng đất núi còn nhiều khó khăn, ông La Lang Tiến, sinh năm 1978, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Hòa Ngãi (xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa) đã hiến hơn 3.700m2 đất cho địa phương xây dựng trường học. Nhìn ngôi trường mới khang trang vừa được xây xong trên diện tích đất nhà mình, ông La Lang Tiến không khỏi tự hào, phấn khởi.

 

17 năm vác tù và hàng tổng

 

Xuất thân trong một gia đình dân tộc Chăm khó khăn ở xã Sơn Hội, ông La Lang Tiến không có nhiều điều kiện đi học. Sau khi lập gia đình, ông cùng vợ lập nghiệp tại thôn Hòa Ngãi, xã Sơn Định. Thời gian đầu, ông La Lang Tiến cũng đi rừng, đi rẫy, làm thuê kiếm sống. Về sau, ông mạnh dạn khai hoang, dành dụm tiền mua đất để đầu tư, sản xuất nông nghiệp. Sau nhiều năm tích lũy, ông đã có hơn 5ha đất; trồng đủ các loại cây như sắn, mía, keo, lúa rẫy… Gia đình ông cũng mở tiệm tạp hóa để bán hàng cho người dân trong thôn. Nhờ vậy, thu nhập ngày càng ổn định hơn.

 

Năm 2005, ông La Lang Tiến được người dân thôn Hòa Ngãi bầu làm phó thôn. Nhờ hoạt động tích cực, năm 2009, ông được kết nạp Đảng, sau đó được bầu làm Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hòa Ngãi cho đến nay. Nhận thức được trách nhiệm của mình, ông Tiến luôn tích cực trong mọi hoạt động của thôn. Hàng ngày, sau mỗi giờ lên rẫy chăm cây lúa, cây sắn, ông dành hết thời gian cho công tác thôn.

 

Ông La Lang Tiến tâm sự: Thôn Hòa Ngãi có trên 98% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Để bà con chủ động trong làm ăn, phát triển kinh tế, tôi kiên trì động viên, hướng dẫn họ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; đưa các loại cây trồng có năng suất cao vào canh tác; chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người bản địa. Nhờ vậy, 19 năm liền, thôn Hòa Ngãi giữ vững khu dân cư văn hóa và 100% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

 

Học sinh lớp 2, phân trường Hòa Ngãi (cơ sở cũ) được thầy cô bố trí học tạm tại phòng chờ của giáo viên rộng chưa đến 9m2. Ảnh: NGÔ XUÂN

 

Hiến hơn 3.700m2 đất xây trường học

 

Năm 2020, xã Sơn Định có dự án xây dựng lại Trường tiểu học và THCS Sơn Định (phân trường Hòa Ngãi) đã xuống cấp. Tuy nhiên, do diện tích đất của ngôi trường cũ chật hẹp, không có khả năng mở rộng; quỹ đất của xã cũng không còn, nên lãnh đạo địa phương làm việc với Trưởng thôn La Lang Tiến để vận động người dân góp đất xây trường. Tuy nhiên, thời điểm này, cơn sốt đất đã len lỏi khắp nơi, đặc biệt là trên vùng đất cao nguyên Vân Hòa, nơi được xem là Đà Lạt thu nhỏ của Phú Yên, nên không ai ủng hộ việc này.

 

Sau nhiều ngày suy nghĩ, trăn trở, ông La Lang Tiến quyết định hiến hơn 3.700m2 đất của gia đình cho xã xây dựng trường học. Ban đầu, vợ ông không đồng ý, vì đây là diện tích đất trồng mía đang phát triển khá hiệu quả; mỗi năm cho gia đình nguồn thu đáng kể. Thế nhưng, với sự động viên, thuyết phục của ông và con gái lớn, vợ ông đã thống nhất hiến toàn bộ diện tích đất này cho chính quyền địa phương làm trường học.

 

Ông La Lang Tiến chia sẻ: Ngày xưa, nhà không có điều kiện đi học, nên bây giờ tôi muốn con cái được học hành. Hiện con gái lớn của tôi đang học đại học tại Đà Nẵng, con nhỏ thì đang học cấp 3. Con mình được đi học, mình cũng muốn các cháu trong thôn có điều kiện học hành. Chỉ có đi học, có tri thức mới có thể thoát nghèo.

 

Theo thầy Huỳnh Văn Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Sơn Định, phân trường Hòa Ngãi hiện có 4 lớp, từ khối 1-5, với 48 học sinh; 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, khối lớp 4 và lớp 5 phải học ghép vì thiếu lớp, thiếu học sinh. Tại phân trường cũ có 2 phòng học và 1 phòng chờ của giáo viên, cũng được các thầy cô tận dụng làm phòng học. Cơ sở này xây dựng từ rất lâu, đã xuống cấp, lại thiếu phòng học nên không đáp ứng được nhu cầu dạy và học của nhà trường.

 

Phân trường Hòa Ngãi mới được xây dựng trên diện tích đất của ông La Lang Tiến với tổng kinh phí trên 1 tỉ đồng, có 3 phòng học rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ trang thiết bị dạy học; hoàn thành từ tháng 11/2020. Tuy nhiên, đường bê tông dẫn vào trường chưa hoàn thành, nên ngôi trường vẫn bỏ trống cho đến nay.

 

“Theo chương trình dạy và học mới, hiện chỉ có học sinh khối lớp 1, 2 phải học 2 buổi/ngày, nhà trường đã phải chật vật lo phòng học cho các em. Trong những năm học tới, khi các khối lớp 3, 4, 5 cũng áp dụng chương trình học 2 buổi/ngày, thì phân trường Hòa Ngãi sẽ càng khó khăn nếu chưa đưa được cơ sở mới vào hoạt động. Hiện nay, nhà trường đã đề xuất kinh phí kéo đường dây điện, khoan giếng nước; chỉ chờ xã làm xong đường bê tông thì sẽ đưa trường mới vào hoạt động vào đầu năm học tới. Về lâu dài, phân trường Hòa Ngãi vẫn cần đầu tư thêm từ 2-3 phòng học mới đáp ứng đủ nhu cầu dạy học cho học sinh nơi đây”, thầy Thành cho biết.

 

Đảng viên phải đi trước

 

Phân trường Hòa Ngãi nằm trên ngọn đồi thoáng mát, lộng gió. Địa phương đang đổ đường bê tông từ quốc lộ 19C vào trường cho học sinh đi lại; đồng thời tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Nhờ con đường này, nhiều diện tích đất của các hộ dân lân cận cũng có giá trị hơn trước.

 

Nhìn những phòng học mới khang trang, chuẩn bị đón lứa học sinh đầu tiên vào học, ông La Lang Tiến vô cùng tự hào. “Thời điểm tôi hiến đất, diện tích đất đó chỉ có giá trị khoảng 200 triệu đồng. Sau khi con đường bê tông được mở, đất xung quanh tăng giá gấp nhiều lần. Thế nhưng, tôi không tiếc. Mình là cán bộ, đảng viên, nếu mình không hy sinh lợi ích cá nhân thì rất khó để vận động người khác, dù là việc nhỏ hay lớn. May mắn lớn nhất của tôi là gia đình ủng hộ, chia sẻ, để tôi toàn tâm, toàn ý cho hoạt động của thôn, của Đảng. Công việc vác tù và hàng tổng tuy vất vả, mất thời gian, tâm sức, nhưng mang lại cho tôi rất nhiều niềm vui, tự hào”, ông La Lang Tiến tâm sự.

 

Ông Nguyễn Quốc Hải, Chủ tịch UBND xã Sơn Định cho biết: Thôn Hòa Ngãi có 123 hộ dân, phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số; là thôn khó khăn nhất của xã. Tại đây, ông La Lang Tiến luôn giữ vai trò là người tiên phong, gương mẫu. Khi có chủ trương xây dựng phân trường Hòa Ngãi, cần vận động người dân hiến đất, ông La Lang Tiến đã chủ động hiến hơn 3.700m2 đất rẫy trồng mía của gia đình để xây trường học. Hiện xã đẩy nhanh tiến độ thi công đường bê tông dài khoảng 400m dẫn vào phân trường Hòa Ngãi, để sớm đưa phân trường này vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn.

 

Ông La Lang Tiến là bí thư chi bộ, trưởng thôn tận tâm, nhiệt huyết, luôn phát huy tốt vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy chi bộ. Là người đồng bào dân tộc thiểu số, ông La Lang Tiến đã tích cực, chủ động phát triển kinh tế hộ gia đình, là một nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của huyện. Với những nỗ lực đóng góp xây dựng thôn Hòa Ngãi trong nhiều năm liền, ông La Lang Tiến nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Sơn Hòa về các đóng góp trong công tác Đảng, cũng như công tác xây dựng nông thôn mới.

 

Ông Nguyễn Đình An, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa

(Theo baophuyen.com.vn)

Bài viết trước

Bên dòng Trà Bương (kỳ cuối)

Bài tiếp theo

Gìn giữ nếp xưa ở vùng nông thôn mới

Đọc tiếp các Bài viết

Ma Hia hết lòng vì buôn làng
Mô hình - Gương điển hình

Ma Hia hết lòng vì buôn làng

28/06/2022
Hiệu quả từ những vườn mẫu nông thôn mới ở Phú Yên
Mô hình - Gương điển hình

Hiệu quả từ những vườn mẫu nông thôn mới ở Phú Yên

07/06/2022
Bên dòng Trà Bương (kỳ cuối)
Mô hình - Gương điển hình

Bên dòng Trà Bương (kỳ cuối)

02/06/2022
Nhà dân tộc học Nguyễn Mạnh Tiến: Nhìn từ núi để thấu hiểu Việt Nam đa tộc người
Mô hình - Gương điển hình

Nhà dân tộc học Nguyễn Mạnh Tiến: Nhìn từ núi để thấu hiểu Việt Nam đa tộc người

25/02/2022
Hội Nông dân Sông Hinh: Sát cánh cùng hội viên phát triển kinh tế
Mô hình - Gương điển hình

Hội Nông dân Sông Hinh: Sát cánh cùng hội viên phát triển kinh tế

14/02/2022
Anh Nguyễn Văn An khởi nghiệp nuôi chim trĩ
Mô hình - Gương điển hình

Anh Nguyễn Văn An khởi nghiệp nuôi chim trĩ

09/12/2021
Bài tiếp theo
Gìn giữ nếp xưa ở vùng nông thôn mới

Gìn giữ nếp xưa ở vùng nông thôn mới

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

“Áo mới” trên những nẻo quê

“Áo mới” trên những nẻo quê

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
01/07/2022
0

Bộ Y tế ngừng công bố ca COVID-19 của các địa phương, vì sao?

Bộ Y tế ngừng công bố ca COVID-19 của các địa phương, vì sao?

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
30/06/2022
0

Bổ nhiệm ông Y Vinh Tơr giữ chức Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Bổ nhiệm ông Y Vinh Tơr giữ chức Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
30/06/2022
0

Bảo hiểm y tế, vì sức khỏe và hạnh phúc mọi gia đình

Bảo hiểm y tế, vì sức khỏe và hạnh phúc mọi gia đình

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
30/06/2022
0

Chương trình Giao lưu văn hóa tuyên truyền “Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa.

Chương trình Giao lưu văn hóa tuyên truyền “Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa.

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
30/06/2022
0

Xuất hiện các biến chủng COVID-19 mới, liều tiêm nhắc lại thực sự cần thiết

Xuất hiện các biến chủng COVID-19 mới, liều tiêm nhắc lại thực sự cần thiết

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
29/06/2022
0

Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022

Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
30/06/2022
0

Ngày Gia đình Việt Nam – Một ngày rất thiêng liêng

Ngày Gia đình Việt Nam – Một ngày rất thiêng liêng

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
28/06/2022
0

Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: ‘Gia đình bình an – xã hội hạnh phúc’

Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: ‘Gia đình bình an – xã hội hạnh phúc’

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
28/06/2022
0

Ma Hia hết lòng vì buôn làng

Ma Hia hết lòng vì buôn làng

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
28/06/2022
0

trang thông tin điện tử ban dân tộc tỉnh phú yên

 Địa chỉ: 76 Lê Duẩn, Phường 7, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
 Điện thoại: 0257 3841 717 - 0257 3841 126 | Fax: 0257 3841 126
 Email: bdt@phuyen.gov.vn
 Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này.
© 2020 - Thiết kế web bởi Sala Media