• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý

Phước Tân mùa xuân này

Ban Dân tộc Phú Yên bởi Ban Dân tộc Phú Yên
08/02/2022
A A
0

Cầu Ka Boong – ĐT646 tạo sự thay đổi về mọi mặt của Phước Tân. Ảnh: XUÂN HIẾU

Một mùa xuân mới lại về trên khắp mọi miền của đất nước. Bà con xã vùng cao Phước Tân (huyện Sơn Hòa) đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí hân hoan mừng Đảng tròn 92 mùa xuân, mừng quê hương, buôn làng ngày càng thay da đổi thịt.

 

Phước Tân là xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh giáp ranh với xã Đất Bằng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). Toàn xã có 627 hộ với gần 2.500 nhân khẩu, hầu hết là đồng bào dân tộc Chăm sinh sống.

 

Buôn làng thay da đổi thịt

 

Chúng tôi về Phước Tân đúng vào dịp cấp ủy, chính quyền và bà con nơi đây tổ chức đón xuân Nhâm Dần và đón Tết cổ truyền của dân tộc. Đây cũng là dịp con cháu, dòng tộc xa gần tổ chức viếng mộ cụ Ma Chàm – Thành hoàng làng của đồng bào Chăm nơi đây. Họ kể rằng: Trong những năm 1937-1938, ở làng Chăm Piêng (tức Bầu Bèng, xã Phước Tân ngày nay) có phong trào chống xâu thuế do ông Săm Brăm (tức Ma Chàm) lãnh đạo. Đồng bào phía tây các tỉnh Nam – Ngãi – Bình – Phú hưởng ứng rất đông. Nhiều đồn giặc liên tục bị tấn công. Sau đó quân Pháp dồn toàn lực càn quét và bắt Ma Chàm giam vào ngục Trà Kê. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Ma Chàm được trở về. Ông tham gia Mặt trận Liên Việt tỉnh Phú Yên, tổ chức và hướng dẫn bà con bám đất, bám rừng, xây dựng lại làng buôn. Hiện mộ của ông nằm tại buôn Ma Hóa.

 

Theo những già làng của xã vùng cao này, trước đây do trình độ dân trí còn thấp, đường sá đi lại khó khăn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế nên đời sống của bà con chậm phát triển. Có thời điểm trước năm 2000, cả xã có đến 80% hộ nghèo, thường xuyên cứu đói. Thông qua các chương trình 134, 135 của Chính phủ, địa phương đã đầu tư sửa đường, xây dựng trường học, trạm y tế, kéo điện lưới quốc gia, đưa nước sạch về làng, hỗ trợ giống, kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng nên đời sống của người dân ngày một cải thiện. Địa phương cũng đã mở các lớp đào tạo về chuyên môn, về quản lý cho cán bộ xã; vận động tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm trong cộng đồng nên mọi phong trào đưa ra đều được bà con đồng tình hưởng ứng.

 

“Từ khi có Đảng của Bác Hồ đến nay đã 92 năm, đồng bào Phước Tân chỉ có đi theo Đảng, không theo bất kỳ một tôn giáo nào. Nhờ có Ðảng, có Bác Hồ, Nhà nước, Chính phủ và các cấp chính quyền quan tâm, bà con mới có được ngày hôm nay”, già làng Ma Lụt ở buôn Ma Y phấn khởi bày tỏ.

 

Đặc biệt, sau khi tuyến ĐT646 đi qua trung tâm xã được nâng cấp, trải nhựa đã tạo sự thay đổi rõ nét về mọi mặt của người dân Phước Tân. Một trong những điểm thu hút khách đến với xã vùng cao này những năm gần đây, nhất là trong những dịp lễ tết là suối Lạnh. Phát nguyên từ đỉnh Chiu Ch’Răm, suối Lạnh là phụ lưu của con sông Cà Lúi chảy ra sông Ba. Hai bên bờ suối cây rừng nguyên sinh in đậm nét hoang sơ. Dọc theo con suối có những thác đá đỏ, trong đó thác Đá Bàn là đẹp nhất. Nhìn từ xa, dòng thác từ trên cao đổ xuống mềm mại tựa mái tóc người thiếu nữ. Dòng suối trong xanh, mát lạnh; không khí trong lành, tĩnh lặng; chim hót líu lo trên những cành cây cổ thụ hòa quyện trong khung cảnh hữu tình. Đây là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho xã vùng cao này.

 

Thác Suối Lạnh (xã Phước Tân) ngày Tết Nguyên đán thu hút đông khách đến tham quan, thưởng lãm. Ảnh: TRẦN LÊ KHA

 

Tập trung phát triển kinh tế – xã hội

 

Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Phước Tân Sô Minh Chiến cho biết, năm 2021, mặc dù gặp một số khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch COVID-19, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện và sự giúp đỡ của các ban ngành, Đảng ủy, UBND xã Phước Tân đã tập trung chỉ đạo, triển khai kịp thời các giải pháp, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và bám sát nhiệm vụ, chương trình công tác đã đề ra. Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống cho các đối tượng được thực hiện kịp thời. Có 533 hộ/627 hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa (85,01%) và 6/6 thôn đăng ký danh hiệu Thôn văn hóa. 100% người DTTS và sinh sống trên địa bàn đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT miễn phí. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định…

 

Phước Tân có hơn 750ha đất sản xuất nông nghiệp. Thời tiết trong năm qua không được thuận lợi, nắng nóng kéo dài làm 89ha sắn, 168ha mía, 12ha lúa, 9ha đậu bị khô hạn, nhưng về tổng thể, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn được duy trì và đạt kết quả khá. Trong đó, cây mía 470ha, năng suất đạt 75 tấn/ha; mè 1,5ha, năng suất 8 tạ/ha; đậu các loại 13ha, năng suất 6 tạ/ha; lúa nước 118,2ha, năng suất 33 tạ/ha; lúa cạn 26ha; sắn 457ha, năng suất 150 tạ/ha; bắp 26ha, năng suất 35 tạ/ha. Đàn bò 1.690 con, đạt 135,2% nghị quyết HĐND xã giao. Đàn heo 452 con, đạt 102%, tăng 120 con. Đàn gia cầm 8.000 con, đạt 100% kế hoạch.

 

Cùng với lập phương án hỗ trợ sản xuất trồng cây (mít Thái, dừa, lúa, mắc ca) thuộc nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết với chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, Phước Tân cũng đã triển khai chương trình khuyến nông nuôi heo bản địa, quy mô 18 hộ đăng ký tham gia với 72 con giống. Hoạt động tín dụng cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, cải thiện điều kiện dân sinh, nhất là các nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua ủy thác của các tổ chức hội. Đến trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tổng dư nợ cho vay lên gần 18,3 tỉ đồng với 492 hộ vay, chủ yếu là chăn nuôi bò, heo bản địa, trồng các loại cây giá trị kinh tế cao. Mặc dù thu ngân sách còn đạt thấp, song với sự nỗ lực vượt bậc, trong năm 2021 xã đã đầu tư kinh phí từ nguồn vốn nông thôn mới, xây dựng, sửa chữa đường ống nước tự chảy thôn Suối Đá phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho bà con nơi đây.

 

Trên địa bàn xã chỉ có 61 hộ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, chiếm 9,72% tổng số hộ. Hoạt động này trong những năm qua góp phần nâng cao thu nhập, phục vụ tốt nhu cầu của người dân bản địa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài, một số hộ kinh doanh phải đóng cửa, mới hoạt động trở lại trước tết. Dịch bệnh diễn biến phức tạp trong thời gian qua cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, có 175 hộ với hơn 520 nhân khẩu phải cứu đói. Tuy nhiên, nhờ triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống nên đến thời điểm này, Phước Tân chưa có trường hợp nào mắc COVID-19.

 

Mí Thủy (buôn Gia Trụ) vui mừng bày tỏ: “Gia đình mí thuộc diện hộ nghèo. Tết này, ngoài được tặng quà là gạo, dầu ăn, bánh mứt…, mí còn được hỗ trợ 300.000 đồng tiền mặt. Như vậy là đã có tết no đủ, đầm ấm”.

 

Theo ông Sô Minh Chiến, trong năm Nhâm Dần 2022, Đảng ủy, UBND xã Phước Tân tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân; tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa các giống cây chất lượng cao vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đạt các tiêu chí về giao thông, giáo dục, hệ thống chính trị… như kế hoạch đã đề ra.

(Theo baophuyen.com.vn)

Bài viết trước

Thực hiện quyết liệt các chương trình, kế hoạch đề ra của năm

Bài tiếp theo

Hội Nông dân Sông Hinh: Sát cánh cùng hội viên phát triển kinh tế

Đọc tiếp các Bài viết

Ý nghĩa chương trình xây bể bơi cho học sinh vùng cao
Cộng đồng

Ý nghĩa chương trình xây bể bơi cho học sinh vùng cao

17/05/2022
Dự án Hồ Suối Cái: Triển vọng mới để phát triển kinh tế bền vững
Cộng đồng

Dự án Hồ Suối Cái: Triển vọng mới để phát triển kinh tế bền vững

20/04/2022
Diện mạo mới ở Ea Trol
Cộng đồng

Diện mạo mới ở Ea Trol

20/04/2022
KPă Y Viêng – người uy tín của thôn Xây Dựng
Cộng đồng

KPă Y Viêng – người uy tín của thôn Xây Dựng

18/04/2022
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn làng nghề truyền thống
Cộng đồng

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn làng nghề truyền thống

23/02/2022
Người uy tín của buôn làng Xí Thoại
Cộng đồng

Người uy tín của buôn làng Xí Thoại

09/12/2021
Bài tiếp theo
Hội Nông dân Sông Hinh: Sát cánh cùng hội viên phát triển kinh tế

Hội Nông dân Sông Hinh: Sát cánh cùng hội viên phát triển kinh tế

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Trở lại Sông Hinh

Trở lại Sông Hinh

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
17/05/2022
0

Ý nghĩa chương trình xây bể bơi cho học sinh vùng cao

Ý nghĩa chương trình xây bể bơi cho học sinh vùng cao

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
17/05/2022
0

Ý thức cộng đồng trong bảo tồn tiếng nói các DTTS: Giữ gìn tiếng mẹ đẻ là niềm tự hào, tự tôn dân tộc (Bài cuối)

Ý thức cộng đồng trong bảo tồn tiếng nói các DTTS: Giữ gìn tiếng mẹ đẻ là niềm tự hào, tự tôn dân tộc (Bài cuối)

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
15/05/2022
0

Ban Dân tộc tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc năm 2021

Ban Dân tộc tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc năm 2021

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
13/05/2022
0

Bảo tồn tiếng nói các DTTS – Ý thức cộng đồng là quan trọng: Ngày càng ít người biết nói tiếng mẹ đẻ (Bài 1)

Bảo tồn tiếng nói các DTTS – Ý thức cộng đồng là quan trọng: Ngày càng ít người biết nói tiếng mẹ đẻ (Bài 1)

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
11/05/2022
0

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
11/05/2022
0

Thông báo Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa XIII

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
11/05/2022
0

Sông Hinh: Giúp hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
11/05/2022
0

Sông Hinh: Tập trung bê tông đường giao thông, dân phấn khởi

Sông Hinh: Tập trung bê tông đường giao thông, dân phấn khởi

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
11/05/2022
0

Tất cả các xã, phường, thị trấn ở Phú Yên là vùng xanh

Tất cả các xã, phường, thị trấn ở Phú Yên là vùng xanh

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
05/05/2022
0

trang thông tin điện tử ban dân tộc tỉnh phú yên

 Địa chỉ: 76 Lê Duẩn, Phường 7, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
 Điện thoại: 0257 3841 717 - 0257 3841 126 | Fax: 0257 3841 126
 Email: bdt@phuyen.gov.vn
 Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này.
© 2020 - Thiết kế web bởi Sala Media