• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý

Văn hóa ẩm thực tại các lễ hội truyền thống

Ban Dân tộc Phú Yên bởi Ban Dân tộc Phú Yên
13/01/2021
A A
0

Giới thiệu ẩm thực địa phương tại Lễ hội Trống đôi, cồng ba, chiêng năm ở thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân. Ảnh: THIÊN LÝ

Phú Yên có cả vùng núi, đồng bằng và vùng biển. Vì vậy, đời sống ẩm thực cũng rất đa dạng, phong phú, thể hiện nét văn hóa riêng biệt.

Bánh ít lá gai và những món ăn dân dã

Bên cạnh những món ăn mang hồn dân tộc như bánh chưng, bánh tét…, các lễ hội truyền thống ở Phú Yên còn có nhiều món ăn đặc trưng, trong đó có món bánh ít – một thứ bánh không thể thiếu khi tổ chức lễ hội tưởng nhớ, tôn vinh công trạng to lớn của các nhân vật lịch sử như: Lương Văn Chánh, Lê Thành Phương…

Từ hỗn hợp bột nếp, lá gai, dầu phụng, đường và dừa…, những người phụ nữ với bàn tay khéo léo đã tạo nên chiếc bánh ít mang hương vị hấp dẫn. Chị Đặng Thị Hà, một người dân ở xã An Hiệp, huyện Tuy An, chia sẻ: “Để làm bánh ít được ngon đòi hỏi phải qua nhiều công đoạn. Lá chuối để gói bánh thường là lá chuối chát, vì nó có độ bền, dai và không bị rách như các loại lá chuối khác. Còn lá gai phải chọn lá mướt, không bị sâu, đem rửa sạch, luộc chín, để ráo nước rồi giã cho thật nhuyễn, mịn như bột…”.

Bột nếp trộn với bột lá gai, sau khi nấu chín có màu xanh thẫm, giống như bánh gai của miền Bắc. Nhưng người Phú Yên không cho một miếng mỡ vào nhân bánh như bánh gai. Nhân bánh ít được là bằng nhân dừa, đậu phụng hoặc được làm bằng đậu xanh. Không chỉ có vị dẻo thơm của nếp và lá gai, mà còn có vị béo của dừa, vị bùi của đậu xanh, đôi khi lại có mùi cay nồng của gừng tạo nên một cảm giác khoái khẩu không thể quên được. Theo chị Hà, hầu như người dân Phú Yên ai cũng biết bánh ít. Bánh này còn tượng trưng cho nét đẹp tâm hồn và sự khéo léo của người phụ nữ địa phương.

Cũng là món ăn truyền thống, những món ăn được đồng bào Ê Đê, Chăm hay Ba Na ở các huyện miền núi Phú Yên giới thiệu tại những ngày hội văn hóa lại khá dân dã, gắn với cuộc sống hàng ngày của người dân. Những món ăn truyền thống này chủ yếu được chế biến từ các sản vật sẵn có của buôn làng. Trong cách chế biến, ở hầu hết các món ăn luôn có kèm các loại rau đặc trưng của núi rừng Phú Yên như: canh bồi, cá rô kho kiến vàng, canh lá sắn, lá sắn xào thịt bò…

Anh Bùi Văn Hiệp ở thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, cho biết: “Nhiều món ăn dân dã của người dân tộc thiểu số đã trở thành những món đặc sản, đậm đà hương vị núi rừng, được du khách ưa thích. Vào các ngày lễ hội văn hóa của buôn làng, những món ăn này hầu như lúc nào cũng có”.

 

Đưa ẩm thực trở thành nội dung chính của lễ hội

Bên cạnh các trò chơi dân gian, ẩm thực cũng là một trong những nét văn hóa đặc trưng tại các lễ hội truyền thống. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy nội dung ẩm thực tại lễ hội còn nhỏ, chủ yếu phục vụ lễ, chưa có sự tham gia của cộng đồng. Nhiều lễ hội còn chưa có nội dung ẩm thực; mà chủ yếu người dân tự phát để phục vụ du khách, đa phần là các gian hàng nhỏ, bày bán các món ăn vặt, nhất là phục vụ giới trẻ.

Các món ẩm thực truyền thống, đặc sản của địa phương nói riêng và Phú Yên nói chung chưa được quan tâm và phát huy. Nhiều lễ hội, việc bày bán giải khát, ăn vặt, bánh trái, nấu nướng chưa đảm bảo an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến mỹ quan, văn hóa ngày hội và làm mất sự trang nghiêm của lễ hội.

Ông Lương Công Trình, Trưởng Phòng VH-TT huyện Phú Hòa, cho biết: “Đưa ẩm thực trở thành một trong những nội dung chính của các lễ hội truyền thống cũng là dịp để các đơn vị, cá nhân tiếp cận, học hỏi, nâng cao khả năng chế biến, làm phong phú thêm ẩm thực địa phương và mở ra cơ hội để làm nghề, kinh doanh ẩm thực nâng cao đời sống cho người dân và thu hút du khách. Vì vậy, hướng dẫn, giúp người dân đăng ký tham gia, tổ chức thử nghiệm gian hàng ẩm thực các món bánh quê cũng là một trong những giải pháp tạo sự hấp dẫn cho ẩm thực lễ hội truyền thống”.

Theo ông Lê Ngọc Minh, Phó Trưởng Phòng Quản lý du lịch (Sở VH-TT-DL), để ẩm thực phục vụ tại lễ hội truyền thống thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức các lễ hội cần có sơ đồ, vị trí dành cho người tham gia bày bán ẩm thực tại không gian lễ hội; có nội quy, mẫu đăng ký bày bán món ăn, cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, văn hóa văn minh, hạn chế sự trùng lặp.

Bên cạnh đó, ban tổ chức có thể xây dựng mô hình gian hàng ẩm thực bằng chất liệu thân thiện, đơn giản mà thiết kế đẹp như: tre, gỗ, nứa… để người dân đăng ký tham gia nhằm phục vụ và hấp dẫn du khách, xây dựng nét đẹp ẩm thực tại lễ hội.

“Đối với du khách trong và ngoài địa phương, ban tổ chức cần có thông báo về nội dung ẩm thực để du khách biết và tham gia, như vậy lễ hội sẽ thu hút du khách ngày càng đông hơn. Có mẫu bình chọn dành cho các gian hàng ẩm thực để du khách, ban tổ chức bình chọn và kịp thời tuyên dương, động viên nhắc nhở khi bế mạc lễ hội”, ông Lê Ngọc Minh nói.

Bên cạnh các trò chơi dân gian, ẩm thực cũng là một trong những nét văn hóa đặc trưng tại các lễ hội truyền thống của địa phương được tổ chức hàng năm. Ẩm thực phản ánh sinh động đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng về văn hóa vùng miền ở Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung.

Đưa nội dung ẩm thực trở thành một trong những nội dung chính của các lễ hội truyền thống cũng là dịp để các đơn vị, cá nhân tiếp cận, học hỏi, nâng cao khả năng chế biến, làm phong phú thêm ẩm thực địa phương và mở ra cơ hội để làm nghề, kinh doanh ẩm thực nâng cao đời sống cho người dân và thu hút du khách…

 

Trưởng Phòng VH-TT huyện Phú Hòa Lương Công Trình

baophuyen.com.vn

Bài viết trước

Ủy ban Dân tộc: Nghiệm thu đề tài khoa học cấp quốc gia

Bài tiếp theo

Ban Dân tộc tỉnh tổ chức họp thẩm định thông qua kết quả rà soát, xác định các xã khu vực III, II, I, các thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 33/QĐ-TTg

Đọc tiếp các Bài viết

Du thuyền trên lòng hồ thủy điện Sông Hinh
Du lịch - Khám phá miền núi

Du thuyền trên lòng hồ thủy điện Sông Hinh

11/07/2022
Trở lại Sông Hinh
Du lịch - Khám phá miền núi

Trở lại Sông Hinh

17/05/2022
Tình nguyện viên du lịch Vân Hòa
Du lịch - Khám phá miền núi

Tình nguyện viên du lịch Vân Hòa

26/02/2021
Lễ mừng thọ mẹ của người Ê Đê
Du lịch - Khám phá miền núi

Lễ mừng thọ mẹ của người Ê Đê

22/02/2021
Sông Hinh – điểm đến mới cho tuyến du lịch phía tây
Du lịch - Khám phá miền núi

Sông Hinh – điểm đến mới cho tuyến du lịch phía tây

24/01/2021
Phú Yên: Trải nghiệm thú vị trên cao nguyên Vân Hoà
Du lịch - Khám phá miền núi

Phú Yên: Trải nghiệm thú vị trên cao nguyên Vân Hoà

16/12/2020
Bài tiếp theo
Ban Dân tộc tỉnh tổ chức họp thẩm định thông qua kết quả rà soát, xác định các xã khu vực III, II, I, các thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 33/QĐ-TTg

Ban Dân tộc tỉnh tổ chức họp thẩm định thông qua kết quả rà soát, xác định các xã khu vực III, II, I, các thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 33/QĐ-TTg

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Hiệu quả chính sách dân tộc nhìn từ Sông Hinh

Hiệu quả chính sách dân tộc nhìn từ Sông Hinh

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
08/08/2022
0

Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/08/2022
0

Khơi thông tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Khơi thông tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/08/2022
0

Chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh

Chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/08/2022
0

Tập trung phát triển rừng gỗ lớn, rừng đặc hữu trên địa bàn tỉnh

Tập trung phát triển rừng gỗ lớn, rừng đặc hữu trên địa bàn tỉnh

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
03/08/2022
0

“Sớm một bước, cao hơn một mức” trong phòng, chống dịch đậu mùa khỉ

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
02/08/2022
0

Bảo đảm các điều kiện tốt nhất để tổ chức Lễ Tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu toàn quốc năm 2022

Bảo đảm các điều kiện tốt nhất để tổ chức Lễ Tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu toàn quốc năm 2022

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
02/08/2022
0

Biện pháp có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống COVID-19

Biện pháp có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống COVID-19

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
02/08/2022
0

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
02/08/2022
0

“Cần sự quyết tâm, quyết liệt triển khai thực hiện các Chương trình MTQG”

“Cần sự quyết tâm, quyết liệt triển khai thực hiện các Chương trình MTQG”

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
31/07/2022
0

trang thông tin điện tử ban dân tộc tỉnh phú yên

 Địa chỉ: 76 Lê Duẩn, Phường 7, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
 Điện thoại: 0257 3841 717 - 0257 3841 126 | Fax: 0257 3841 126
 Email: bdt@phuyen.gov.vn
 Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này.
© 2020 - Thiết kế web bởi Sala Media