• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Chương trình MTQG DTTS&MN
    • Chuyển đổi số
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Chương trình MTQG DTTS&MN
    • Chuyển đổi số
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý

Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Phát sinh nhiều vướng mắc (Bài 2)

Ban Dân tộc Phú Yên bởi Ban Dân tộc Phú Yên
19/11/2023
A A
0

Triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 hướng dẫn các địa phương thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, nhiều vướng mắc mới đã phát sinh khiến các địa phương lúng túng.


Hiện cả nước có khoảng trên 2,2 triệu ha rừng đặc dụng, chiếm gần 15% tổng diện tích từng cả nước, được Nhà nước giao cho 167 BQL rừng đặc dụng quản lý. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Chưa rõ nội hàm

Để thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng, thì việc quy định đối tượng rừng được giao khoán là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện hướng dẫn xác định đối tượng rừng trong Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT (gọi tắt là Thông tư 12) của Bộ NN&PTNT chưa làm rõ nội hàm khiến việc triển khai chính sách ở cơ sở gặp khó khăn.

Cụ thể, tại Khoản 1 – Điều 17 của Thông tư số 12 quy định về “Đối tượng rừng”, Bộ NN&PTNT xác định đối tượng rừng được giao khoán là: “Diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế và diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã quản lý trực tiếp”. Như vậy, hướng dẫn của Bộ không có đối tượng rừng là diện tích rừng đặc dụng được Nhà nước giao cho các BQL rừng dặc dụng quản lý, không thống nhất với đối tượng rừng được giao khoán trong Tiểu dự án 1 – Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719.

Vì vậy, các địa phương rất lúng túng khi rà soát, kiểm kê đối tượng rừng để triển khai Tiểu dự án 1. Các tỉnh: Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam đã phải gửi kiến nghị về Bộ NN&PTNT để làm rõ vấn đề này, khiến tiến độ thực hiện chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 ở các địa phương này phải chững lại.

Ngày 23/3/2023, Bộ NN&PTNT đã có Công văn số 1755/BNN-TCLN trả lời kiến nghị của các địa phương. Trong công văn, Bộ NN&PTNT khẳng định, Thông tư 12 kế thừa các quy định, hướng dẫn của giai đoạn trước và quy định đầy đủ theo các chương trình, dự án giai đoạn 2021 – 2025. Đối với diện tích rừng đặc dụng được Nhà nước giao cho các BQL rừng đặc dụng quản lý đã được quy định tại Khoản 5 – Điều 17 của Thông tư số 12.

“Đối với diện tích rừng đặc dụng do BQL rừng đặc dụng quản lý được thực hiện theo phạm vi quản lý (phân bố trên cả khu vực I, II, III), không phân biệt khu vực, được sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng trong Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025 tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ”, Công văn số 1755/BNN-TCLN ngày 23/3/2023 của Bộ NN&PTNT cho biết.


Do lực lượng mỏng, địa bàn rộng nên các BQL rừng đặc dụng khó làm tròn chức năng quản lý, bảo vệ rừng, cần thực hiện giao khoán bảo vệ. (Trong ảnh: Hiện trường vụ phá rừng đặc dụng tại tiểu khu 635, 645 xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị năm 2021)

Lý giải của BNN&PTNT cũng khá hợp lý, tuy nhiên lại không bảo đảm được tính khoa học khi chưa làm rõ nội hàm của đối tượng rừng được kiểm kê để thực hiện chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng theo Tiểu dự án 1 – Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719. Đáng lẽ, Bộ NN&PTNT phải đưa diện tích rừng đặc dụng do các do BQL rừng đặc dụng quản lý vào Khoản 1 – Điều 17 về “Đối tượng rừng” trong Thông tp 12 để đầy đủ nội hàm rồi mới bổ sung quy định theo Khoản 5 – Điều 17 thì các địa phương sẽ không lúng túng trong quá trình thực hiện.

Không biết theo văn bản nào

Sai số nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719, mà còn tác động đến định mức hỗ trợ của người nhận khoán bảo vệ rừng. Áp dụng theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, người nhận khoán bảo vệ rừng đặc dụng được Nhà nước giao cho các BQL đặc dụng quản lý sẽ được hỗ trợ thấp hơn mức hiện hành theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 4/3/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG.

Cụ thể, theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC, mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng khi thực hiện chính sách hỗ trợ tại Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 là 400 nghìn đồng/ha/năm. Định mức này áp dụng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2020, đã được kiến nghị phải điều chỉnh.

Nhưng tại Thông tư 12 của Bộ NN&PTNT, vì không đưa diện tích rừng đặc dụng được Nhà nước giao cho các BQL đặc dụng quản lý vào “Đối tượng rừng” được giao khoán theo Tiểu dự án 1 – Dự án 3 nên chính sách hỗ trợ nhận khoán rừng đặc dụng không áp dụng theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo Thông tư 12 của Bộ NN&PTNT, kinh phí hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng đặc dụng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 – Điều 7 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 1/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020.


Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 có mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Trồng khôi nhung tía tại thôn Nà Khâu, xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn – Ảnh: TL)

Theo Khoản 2 – Điều 7 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy BQL đặc dụng thì Nhà nước cấp kinh phí quản lý bảo vệ rừng ổn định để BQL rừng đặc dụng chủ động tổ chức thuê, khoán, hợp đồng cộng đồng dân cư tại chỗ, mua sắm trang thiết bị để quản lý bảo vệ rừng, mức trung bình 100 nghìn đồng/ha/năm.

Như vậy, cùng một nội dung của chính sách hỗ trợ trong Tiểu dự án 1 – Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 nhưng hai Bộ lại có những hướng dẫn khác nhau, với mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, việc bố trí vốn cho các BQL đặc dụng để thực hiện Tiểu dự án 1 hiện nay vẫn gặp khó khăn vì không biết phải áp dụng văn bản của Bộ nào cho phù hợp. Để tháo gỡ vướng mắc này, các Bộ, ngành liên quan cần sớm điều chỉnh về cơ chế, chính sách cho phù hợp, thống nhất để thực hiện có hiệu quả chính sách khoán bảo vệ rừng tại Tiểu dự án 1 – Dự án 3, từ đó đẩy nhanh tiến độ, đạt mục tiêu cao nhất Chương trình MTQG 1719.

Theo kết quả kiểm kê rừng gần đây nhất, trên cả nước đã hình thành hệ thống rừng đặc dụng trên 2,2 triệu ha chiếm gần 15%; rừng phòng hộ là 4,64 triệu ha chiếm khoảng 31,8%, tổng diện tích 02 loại rừng này là 6,9 triệu ha. Bên cạnh đó, đến nay cả nước đã thành lập 398 Ban quản lý rừng (167 BQL rừng đặc dụng; 231 BQL rừng phòng hộ), quản lý gần 50% diện tích rừng của toàn quốc.

(Theo baodantoc.vn)

Bài viết trước

Bảo đảm quyền việc làm cho đồng bào DTTS: Thúc đẩy khởi nghiệp (Bài cuối)

Bài tiếp theo

Tháo gỡ vướng mắc từ cơ chế thực hiện các Chương trình MTQG: Lúng túng sử dụng, quản lý tài sản công (Bài cuối)

Đọc tiếp các Bài viết

Cộng đồng

Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Chờ nghị định mới (Bài cuối)

21/11/2023
Bảo đảm quyền việc làm cho đồng bào DTTS: Thúc đẩy khởi nghiệp (Bài cuối)
Chính sách dân tộc

Bảo đảm quyền việc làm cho đồng bào DTTS: Thúc đẩy khởi nghiệp (Bài cuối)

19/11/2023
Mặt trận Đồng Xuân thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở
Cộng đồng

Mặt trận Đồng Xuân thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở

17/11/2023
Thấy gì từ nguồn nhân lực người DTTS sau đào tạo: Hiệu quả sử dụng chưa cao (Bài 1)
Chính sách dân tộc

Thấy gì từ nguồn nhân lực người DTTS sau đào tạo: Hiệu quả sử dụng chưa cao (Bài 1)

16/11/2023
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh thăm hỏi người uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số và chúc mừng các nhà giáo
Cộng đồng

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh thăm hỏi người uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số và chúc mừng các nhà giáo

15/11/2023
Thay đổi tư duy, cùng nhau xóa nghèo
Cộng đồng

Thay đổi tư duy, cùng nhau xóa nghèo

14/11/2023
Bài tiếp theo
Tháo gỡ vướng mắc từ cơ chế thực hiện các Chương trình MTQG: Lúng túng sử dụng, quản lý tài sản công (Bài cuối)

Tháo gỡ vướng mắc từ cơ chế thực hiện các Chương trình MTQG: Lúng túng sử dụng, quản lý tài sản công (Bài cuối)

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dùng mạng xã hội

Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dùng mạng xã hội

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đảm bảo lợi ích cho người tham gia BHYT

Giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đảm bảo lợi ích cho người tham gia BHYT

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Bên kia bờ ảo vọng

Bên kia bờ ảo vọng

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Hướng dẫn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Hướng dẫn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Tư duy mới về du lịch nông thôn dựa trên sức sống cộng đồng và bản sắc văn hóa các dân tộc

Tư duy mới về du lịch nông thôn dựa trên sức sống cộng đồng và bản sắc văn hóa các dân tộc

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS: Xác định vị trí việc làm cho giáo viên (Bài 2)

Nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS: Xác định vị trí việc làm cho giáo viên (Bài 2)

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Giải cơn khát vốn giải quyết việc làm

Giải cơn khát vốn giải quyết việc làm

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/11/2023
0

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri vùng DTTS và miền núi

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri vùng DTTS và miền núi

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/11/2023
0

Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Chờ nghị định mới (Bài cuối)

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/11/2023
0

Chuyển đổi số để phát triển nông nghiệp bền vững

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/11/2023
0

trang thông tin điện tử ban dân tộc tỉnh phú yên

 Địa chỉ: 76 Lê Duẩn, Phường 7, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
 Điện thoại: 0257 3841 717 - 0257 3841 126 | Fax: 0257 3841 126
 Email: bdt@phuyen.gov.vn
 Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế web bởi FC Media