• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Chương trình MTQG DTTS&MN
    • Chuyển đổi số
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Chương trình MTQG DTTS&MN
    • Chuyển đổi số
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý

Lễ cúng thần rẫy, thần lúa của đồng bào Chăm

Ban Dân tộc Phú Yên bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/06/2023
A A
0

Cúng thần rẫy, thần lúa (còn gọi là Way Amathea) là một nghi lễ không thể thiếu đối với đồng bào Chăm, nhằm tỏ lòng thành kính đến các đấng thần linh, cầu cho mùa rẫy, mùa lúa mới bội thu, dân làng no ấm, sung túc.

 

Già So Mai (trái) thực hiện lễ cúng thần rẫy, thần lúa. Ảnh: THIÊN LÝ

Có mặt tại lễ hội Trống đôi, cồng ba, chiêng năm huyện Đồng Xuân năm 2023, chúng tôi được chứng kiến các nghệ nhân Chăm của xã miền núi Xuân Quang 1 thực hiện lễ cúng thần rẫy, thần lúa với những nghi thức truyền thống.

 

Cầu cho mùa màng tươi tốt

 

Theo quan niệm của người Chăm, ruộng rẫy, ruộng lúa đều có thần linh cai quản. Do vậy, sau khi gia chủ thu hoạch xong toàn bộ lúa, bắp, sắn… vào tháng 11 âm lịch hàng năm thì tổ chức cúng thần rẫy, thần lúa.

 

Già làng So Mai cho biết: Trong các lễ nghi nông nghiệp đều phải có sự tham gia của các vị chức sắc và thầy cúng. Theo đó, gia chủ sẽ mời người già, người có uy tín trong buôn làng đến cúng. Lễ vật không thể thiếu là3 con gà và 1 chóe rượu. Quy mô của lễ cúng phụ thuộc vào mùa lúa được thu hoạch trước đó. Tuy nhiên, các lễ vật đều được gia chủ tính toán và chuẩn bị từ trước.

 

Ngoài lễ vật, gia chủ còn chuẩn bị 3 cây nêu. Khi chuẩn bị xong, thầy cúng đọc lời khấn tạ ơn 3 vị thần: thần rẫy, thần đất đai và thần lúa đã giúp gia chủ có một mùa bội thu. Thầy cúng cũng cầu mong mùa rẫy, mùa lúa mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bắp lúa đầy chòi, đầy kho.

 

Sau phần lễ là đến phần hội. Mọi người cùng nhau nhảy múa, ca hát, uống rượu cần. Trong lúc này, dàn cồng chiêng do các nghệ nhân của buôn làng thay nhau hòa tấu gắn kết giữa con người với thiên nhiên, đại ngàn trong không khí vui vẻ, hòa đồng. Người lớn ngồi quây quần, tâm sự ôn lại chuyện xưa, mách cho nhau cách gieo trồng vào mùa tới. Người ít tuổi hơn thì học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, ăn uống vui vẻ cho đến khi bình rượu cần nhạt nước mới thôi. Tùy theo kinh tế từng gia đình mà cuộc vui này kéo dài hay kết thúc sớm.

 

Trong niềm hân hoan được mùa của đồng bào Chăm, các du khách cùng uống rượu cần, nhảy múa, hát ca và nắm chặt tay hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội. Các chàng trai, cô gái Chăm trong trang phục truyền thống, tay trong tay nhịp nhàng, uyển chuyển với điệu múa xoang hòa cùng tiếng trống đôi, cồng ba, chiêng năm rộn ràng, náo nức báo hiệu một vụ mùa mới bội thu.

 

Gìn giữ bản sắc

 

“Đây là lần đầu tiên tôi tận mắt chứng kiến các nghệ nhân tái hiện lễ cúng thần rẫy, thần lúa trong không gian trống đôi, cồng ba, chiêng năm rộn rã. Tôi thấy rất thú vị và muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về các phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây”, chị Trần Mai Anh đến từ phường 9, TP Tuy Hòa, bày tỏ.

 

Còn chị La Mo Thị Uối chia sẻ: “Người Chăm chúng tôi rất vui khi lễ cúng này giúp du khách hiểu hơn về văn hóa đặc sắc của đồng bào mình, góp phần lan tỏa và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm tới cộng đồng”.

 

Theo ông Huỳnh Việt Hùng, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đồng Xuân, lễ cúng thần rẫy, thần lúa là một trong những nghi thức văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm. Ngoài việc cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bắp, lúa, khoai, sắn… đầy nhà, lễ cúng thần rẫy, thần lúa còn là dịp để mỗi thành viên và cả cộng đồng cùng gắn kết, giao hòa với thế giới tâm linh trong cuộc sống thực tại, thể hiện sự gắn kết giữa người với người, giữa người với thiên nhiên theo quan niệm vạn vật hữu linh. Mặt khác, cúng thần rẫy, thần lúa còn thể hiện ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm, góp phần duy trì, phát triển giá trị không gian văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Với ý nghĩa đặc sắc đó, đến hôm nay, dù đời sống hội nhập và phát triển nhưng lễ cúng này vẫn được gìn giữ, phát huy trong lớp lớp thế hệ con cháu đồng bào Chăm địa phương.

 

(Theo baophuyen.vn)

Bài viết trước

Nhìn lại vụ việc tại Đắk Lắk: Bài học của tinh thần đoàn kết, đấu tranh với các thế lực thù địch

Bài tiếp theo

Hội thảo xin ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc

Đọc tiếp các Bài viết

Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dùng mạng xã hội
Tin tức - Sự kiện

Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dùng mạng xã hội

23/11/2023
Giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đảm bảo lợi ích cho người tham gia BHYT
Tin tức - Sự kiện

Giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đảm bảo lợi ích cho người tham gia BHYT

23/11/2023
Bên kia bờ ảo vọng
Tin tức - Sự kiện

Bên kia bờ ảo vọng

23/11/2023
Hướng dẫn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Tin tức - Sự kiện

Hướng dẫn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

23/11/2023
Tư duy mới về du lịch nông thôn dựa trên sức sống cộng đồng và bản sắc văn hóa các dân tộc
Tin tức - Sự kiện

Tư duy mới về du lịch nông thôn dựa trên sức sống cộng đồng và bản sắc văn hóa các dân tộc

23/11/2023
Nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS: Xác định vị trí việc làm cho giáo viên (Bài 2)
Tin tức - Sự kiện

Nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS: Xác định vị trí việc làm cho giáo viên (Bài 2)

23/11/2023
Bài tiếp theo
Hội thảo xin ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc

Hội thảo xin ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dùng mạng xã hội

Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dùng mạng xã hội

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đảm bảo lợi ích cho người tham gia BHYT

Giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đảm bảo lợi ích cho người tham gia BHYT

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Bên kia bờ ảo vọng

Bên kia bờ ảo vọng

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Hướng dẫn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Hướng dẫn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Tư duy mới về du lịch nông thôn dựa trên sức sống cộng đồng và bản sắc văn hóa các dân tộc

Tư duy mới về du lịch nông thôn dựa trên sức sống cộng đồng và bản sắc văn hóa các dân tộc

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS: Xác định vị trí việc làm cho giáo viên (Bài 2)

Nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS: Xác định vị trí việc làm cho giáo viên (Bài 2)

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/11/2023
0

Giải cơn khát vốn giải quyết việc làm

Giải cơn khát vốn giải quyết việc làm

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/11/2023
0

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri vùng DTTS và miền núi

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri vùng DTTS và miền núi

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/11/2023
0

Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Chờ nghị định mới (Bài cuối)

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/11/2023
0

Chuyển đổi số để phát triển nông nghiệp bền vững

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
21/11/2023
0

trang thông tin điện tử ban dân tộc tỉnh phú yên

 Địa chỉ: 76 Lê Duẩn, Phường 7, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
 Điện thoại: 0257 3841 717 - 0257 3841 126 | Fax: 0257 3841 126
 Email: bdt@phuyen.gov.vn
 Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế web bởi FC Media