• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng – Nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban
    • Bộ máy tổ chức
    • Phòng Dân tộc các huyện
  • Tin tức
    • Tin tức – Sự kiện
    • Hoạt động Đảng – Đoàn thể
    • Hoạt động Ban Dân tộc
    • Chính sách dân tộc
    • Cộng đồng
    • Mô hình – Gương điển hình
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
    • Văn bản Ban Dân tộc
  • Chuyên mục
    • Các Dân tộc thiểu số Việt Nam
    • Đại hội Đại biểu các DTTS
    • Phú Yên – Đất và người
    • Du lịch – Khám phá miền núi
  • Liên hệ – Góp ý

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn làng nghề truyền thống

Ban Dân tộc Phú Yên bởi Ban Dân tộc Phú Yên
23/02/2022
A A
0

Huyện Tuy An đang hoàn chỉnh hồ sơ gửi đánh giá, phân hạng sản phẩm truyền thống nước mắm Mỹ Quang. Ảnh: LÊ TRÂM

UBND tỉnh vừa phê duyệt đề án Khôi phục phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn bền vững.

 

Theo Chi cục Phát triển nông thôn, hiện toàn tỉnh có 16.050 cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn ở 17 làng nghề truyền thống. Trong đó, một số nghề bị mai một và dần thất truyền; một số nghề khác tiếp tục tồn tại, phát triển, thích ứng với hoàn cảnh mới.

 

Khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống

 

Thời gian qua, tại xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân), Chương trình OCOP đã tái sinh nghề làm dầu phộng tưởng như đã mai một. Ông Nguyễn Dư, Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Xuân Phước, cho hay: Từ Chương trình OCOP của tỉnh, HTX đã đầu tư kinh phí mua máy ép dầu sản xuất dầu phộng đóng chai. Sản phẩm này được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh và được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng.

 

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân Phạm Trung Chánh, sau khi địa phương xây dựng thương hiệu dầu phộng OCOP, nông dân tập trung trồng đậu phộng vì lãi nhiều hơn trồng lúa. Huyện cũng chỉ đạo mở rộng vùng nguyên liệu ra các xã Xuân Quang 3, Xuân Quang 2, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng đậu phộng để tăng thu nhập cho người dân.

 

Tại các địa phương khác, sản phẩm sau khi đạt chất lượng OCOP không ngừng được cải tiến mẫu mã, chất lượng nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, thích ứng với hoàn cảnh mới. Điển hình là sản phẩm nước mắm truyền thống ở Gành Đỏ (phường Xuân Đài, TX Sông Cầu) – làng nghề có từ hàng trăm năm nay. Tại đây, hơn 70 hộ chuyên làm nghề mắm, mỗi năm đưa ra thị trường không dưới 2 triệu lít. Trong đó có sản phẩm nước mắm nhỉ Bà Mười, nước mắm Tân Lập được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao. Cùng với nước mắm Gành Đỏ, TX Sông Cầu còn có rượu Quán Đế (xã Xuân Bình) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

 

Ông Nguyễn Đức Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, cho biết: Giải pháp nâng tầm sản phẩm OCOP trong làng nghề truyền thống mà ngành NN-PTNT tỉnh đưa ra hiện nay là hỗ trợ các chủ thể nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì sản phẩm. Địa phương tiếp tục thực hiện các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với HTX, doanh nghiệp. Qua đó nâng tầm chất lượng sản phẩm lên 4 sao, 5 sao.

 

Tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP

 

Theo Chi cục Phát triển nông thôn, các nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh có từ lâu đời, gắn với đặc trưng từng địa phương. Tuy nhiên, hình thức và quy mô sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, các xưởng sản xuất nằm xen kẽ với khu dân cư, sử dụng diện tích đất ở làm nơi sản xuất, mặt bằng chật hẹp, không có khả năng mở rộng. Hệ thống hạ tầng cơ sở làng nghề còn hạn chế, chưa được đầu tư đồng bộ. Những năm qua, các nghề, làng nghề luôn được tỉnh quan tâm, có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh ngành nghề nông thôn phát triển đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

 

Năm 2021, toàn tỉnh có 9 sản phẩm được xếp hạng OCOP 3 sao và 4 sao. Trong số này, hầu hết là các sản phẩm truyền thống đặc trưng đã khẳng định được thương hiệu, uy tín trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các đơn vị, hộ sản xuất kinh doanh. Trước đó, năm 2020, UBND tỉnh cũng ra quyết định công nhận 9 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Như vậy, tính đến nay, toàn tỉnh đã có 18 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.

 

Theo ông Trần Văn Khoa, chủ hộ kinh doanh đậu dầm Nga Sơn Tofu (huyện Tây Hòa), sản phẩm của đơn vị được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 sao. Khi đạt chuẩn OCOP, sản phẩm khẳng định được thương hiệu, có cơ hội quảng bá ra thị trường, kết nối tiêu thụ trong và ngoài huyện, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn nữa cho cơ sở; đồng thời nâng cao thu nhập cho các thành viên chủ thể sản phẩm, góp phần phát triển đời sống người dân.

 

Trong năm 2022, huyện Tây Hòa tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm tỉnh để đánh giá, phân hạng sản phẩm truyền thống OCOP đặc trưng dầu dừa Ông Hai, bột hạt sen Hòa Đồng. Huyện Tuy An gửi đánh giá, phân hạng sản phẩm truyền thống nước mắm Mỹ Quang. Còn huyện Đồng Xuân gửi đánh giá, phân hạng sản phẩm truyền thống tinh bột nghệ Xuân Sơn Nam…

 

Để tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP truyền thống đặc trưng của địa phương, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án Khôi phục phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch. Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Theo đề án, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh nỗ lực khôi phục, bảo tồn 10 làng nghề có nguy cơ mai một; ít nhất 10 sản phẩm làng nghề tham gia Chương trình OCOP và được gắn sao, đồng thời xây dựng thương hiệu 5 làng nghề. Các làng nghề cần khôi phục và bảo tồn là làng nghề dệt thổ cẩm thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân), dệt thổ cẩm thôn Xây Dựng, xã Suối Trai (huyện Sơn Hòa), dệt thổ cẩm buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh), dệt thổ cẩm buôn Bá, xã Ea Bá (huyện Sông Hinh), làng nghề làm rượu cần từ men lá rừng của đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê (huyện Sông Hinh), rượu cần Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân)… và các làng nghề từ sản phẩm mây tre, gồm làng nghề đan đát Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân), làng nghề đan thúng chai An Dân (huyện Tuy An), làng nghề mây tre đan Phước Nông, xã Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa), làng nghề đan đát Vinh Ba, xã Hòa Đồng (huyện Tây Hòa)…

 

Thông qua triển khai Chương trình OCOP, các địa phương tiếp tục xây dựng kế hoạch, đề án, dự án phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống, nâng cao chất lượng sản phẩm; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để bảo đảm phát triển bền vững.

 

Đồng chí Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh

(Theo baophuyen.com.vn)

Bài viết trước

Nhạc sĩ Ngọc Quang đã về khoảng trời xanh ngát

Bài tiếp theo

Nhà dân tộc học Nguyễn Mạnh Tiến: Nhìn từ núi để thấu hiểu Việt Nam đa tộc người

Đọc tiếp các Bài viết

Ý nghĩa chương trình xây bể bơi cho học sinh vùng cao
Cộng đồng

Ý nghĩa chương trình xây bể bơi cho học sinh vùng cao

17/05/2022
Ý thức cộng đồng trong bảo tồn tiếng nói các DTTS: Giữ gìn tiếng mẹ đẻ là niềm tự hào, tự tôn dân tộc (Bài cuối)
Các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Ý thức cộng đồng trong bảo tồn tiếng nói các DTTS: Giữ gìn tiếng mẹ đẻ là niềm tự hào, tự tôn dân tộc (Bài cuối)

15/05/2022
Ban Dân tộc tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc năm 2021
Hoạt động Ban Dân tộc

Ban Dân tộc tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc năm 2021

13/05/2022
Bảo tồn tiếng nói các DTTS – Ý thức cộng đồng là quan trọng: Ngày càng ít người biết nói tiếng mẹ đẻ (Bài 1)
Tin tức - Sự kiện

Bảo tồn tiếng nói các DTTS – Ý thức cộng đồng là quan trọng: Ngày càng ít người biết nói tiếng mẹ đẻ (Bài 1)

11/05/2022
Tin tức - Sự kiện

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

11/05/2022
Tin tức - Sự kiện

Thông báo Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa XIII

11/05/2022
Bài tiếp theo
Nhà dân tộc học Nguyễn Mạnh Tiến: Nhìn từ núi để thấu hiểu Việt Nam đa tộc người

Nhà dân tộc học Nguyễn Mạnh Tiến: Nhìn từ núi để thấu hiểu Việt Nam đa tộc người

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Trở lại Sông Hinh

Trở lại Sông Hinh

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
17/05/2022
0

Ý nghĩa chương trình xây bể bơi cho học sinh vùng cao

Ý nghĩa chương trình xây bể bơi cho học sinh vùng cao

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
17/05/2022
0

Ý thức cộng đồng trong bảo tồn tiếng nói các DTTS: Giữ gìn tiếng mẹ đẻ là niềm tự hào, tự tôn dân tộc (Bài cuối)

Ý thức cộng đồng trong bảo tồn tiếng nói các DTTS: Giữ gìn tiếng mẹ đẻ là niềm tự hào, tự tôn dân tộc (Bài cuối)

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
15/05/2022
0

Ban Dân tộc tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc năm 2021

Ban Dân tộc tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc năm 2021

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
13/05/2022
0

Bảo tồn tiếng nói các DTTS – Ý thức cộng đồng là quan trọng: Ngày càng ít người biết nói tiếng mẹ đẻ (Bài 1)

Bảo tồn tiếng nói các DTTS – Ý thức cộng đồng là quan trọng: Ngày càng ít người biết nói tiếng mẹ đẻ (Bài 1)

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
11/05/2022
0

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
11/05/2022
0

Thông báo Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa XIII

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
11/05/2022
0

Sông Hinh: Giúp hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
11/05/2022
0

Sông Hinh: Tập trung bê tông đường giao thông, dân phấn khởi

Sông Hinh: Tập trung bê tông đường giao thông, dân phấn khởi

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
11/05/2022
0

Tất cả các xã, phường, thị trấn ở Phú Yên là vùng xanh

Tất cả các xã, phường, thị trấn ở Phú Yên là vùng xanh

bởi Ban Dân tộc Phú Yên
05/05/2022
0

trang thông tin điện tử ban dân tộc tỉnh phú yên

 Địa chỉ: 76 Lê Duẩn, Phường 7, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
 Điện thoại: 0257 3841 717 - 0257 3841 126 | Fax: 0257 3841 126
 Email: bdt@phuyen.gov.vn
 Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này.
© 2020 - Thiết kế web bởi Sala Media